Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khai trương tuyến đường ống dẫn khí TurkStream

Ngày 8-1, tại Trung tâm Hội nghị Halic ở thủ đô Instanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chính thức khởi động hệ thống đường ống dẫn khí đốt TurkStream.

Dự buổi lễ khai trương còn có Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov. Ngoài ra, tham gia phái đoàn Nga tại buổi lễ còn có Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và Giám đốc điều hành Tập đoàn Gazprom Alexei Miller.

Dự án TurkStream là một hệ thống đường ống dẫn khí đốt bao gồm hai tuyến đường ống, mỗi tuyến có công suất trung chuyển 15,75 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Tuyến đường ống thứ nhất được dành riêng cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, còn tuyến thứ hai sẽ được dùng để cung cấp khí đốt cho các quốc gia ở khu vực Nam và Đông Nam châu Âu. Gazprom đang coi Hy Lạp, Italy, Bulgaria, Serbia và Hungary như những thị trường tiềm năng.

Từ ngày 1-1 vừa qua, mặc dù hệ thống chưa được đưa vào hoạt động chính thức, nhưng Bulgaria đã bắt đầu tiếp nhận khí đốt từ Nga chuyển qua hệ thống TurkStream. Trong khi đó, Bắc Macedonia và Hy Lạp cũng đã bắt đầu mua khí đốt của Nga qua hệ thống này từ ngày 5-1 vừa qua thông qua trạm nén khí Strandja-2 ở Bulgaria.

Hãng thông tấn TASS cho biết, các cuộc đàm phán giữa tập đoàn Bulgartransgaz và Gazprom về việc trung chuyển khí đốt qua Bulgaria đã hoàn tất trong những ngày cuối năm 2019. Hằng năm, Bulgaria sẽ tiếp nhận 2,9 tỷ mét khối khí đốt thông qua điểm trung chuyển mới - trạm nén khí Strandja-2. Do không phải nhận khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria sẽ có thể cắt giảm được hơn 35 triệu euro chi phí trung chuyển mỗi năm, và mua khí đốt với mức giá rẻ hơn trước khoảng 5%.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/42868102-nga-tho-nhi-ky-khai-truong-tuyen-duong-ong-dan-khi-turkstream.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.