Rộn rã chợ Cán Cấu phiên cuối năm

Đã thành thông lệ, vào thứ 7 hằng tuần, mọi bước chân lại dồn về chợ phiên Cán Cấu (Si Ma Cai). Tuy nhiên, phiên chợ thứ 7 ngày 24 tháng Chạp lại đặc biệt hơn, bởi đây là phiên chợ cuối cùng của năm Kỷ Hợi.
Tấp nập chợ phiên Cán Cấu cuối năm.

Có lẽ chính điều đặc biệt ấy mà ngay từ sáng sớm, người dân các xã Lử Thẩn, Cán Cấu, Sán Chải, Quan Thần Sán, Sín Chéng (Si Ma Cai), thậm chí có cả người dân của một số xã thuộc huyện Bắc Hà, Bảo Thắng, Mường Khương và cả khách nước ngoài cũng chen bước đến chợ. Dọc tuyến Tỉnh lộ 153, thuộc địa phận xã Cán Cấu, xe máy, ô tô xếp dài vài km. Muốn vào chợ bắt buộc phải gửi xe và đi bộ hàng km. 

Mang lá dong xuống chợ.
Gậy sinh tiền cũng được người dân mang xuống chợ phiên.

Chợ phiên Cán Cấu cuối năm rực rỡ sắc màu của trang phục dân tộc Mông, của những quầy bán thổ cẩm, quần áo. Không vội vã, mỗi người đều thư thả chọn cho gia đình mình những vật dụng cần thiết cho ngày tết, như quần áo, bàn ăn bằng gỗ sa mộc, quả, bánh, kẹo, đồ chơi cho trẻ.

Chen chân cùng dòng người đi chợ phiên Cán Cấu, tôi cũng như nhiều người ở nơi khác khi đến đây đều bị mê hoặc bởi sự chân chất của người bán và người mua. Họ không mặc cả, không nói thách, thỏai mái xem và chọn đồ, thậm chí họ còn dành thời gian để hỏi thăm nhau.

Một nét đặc biệt làm nên thương hiệu cho chợ phiên Cán Cấu chính là sản vật địa phương, rất bình thường, nhưng không phải nơi nào cũng có. Đó là chổi “chua” củ đương quy, gà đen, lợn “cắp nách”, quả trứng vịt, bó lá dong, cây mận giống, con quay bằng gỗ nghiến, gậy sinh tiền, bó hương thơm...

Con quay của người Mông được nhiều người đi chợ tìm mua.

Điều dễ cảm nhận ở chợ phiên Cán Cấu đó là thời gian trôi đi rất chậm. Nếu những chợ phiên ngày thường, người dân vội vã bao nhiêu thì chợ phiên ngày tết họ thảnh thơi bấy nhiêu. Với người Mông, cả năm vất vả làm lụng, nên họ tự thưởng cho mình phút giây rảnh rỗi để chơi chợ. Họ đi khắp các khu vực bán hàng, sau khi mua được những thứ đồ cần thiết, những ông bố cho con trẻ vào quán cắt tóc, thả mình trên chiếc ghế để cho ông thợ làm đẹp “góc con người”. Nhìn vào gương, các ông bố và những đứa trẻ cười mãn nguyện với vẻ đẹp của mình. Rồi cả gia đình sà vào hàng ăn, gọi bát phở to, nóng hổi và cùng nhau thưởng thức. 

Khách nước ngoài tham quan chợ Cán Cấu.

Chợ phiên Cán Cấu cuối năm thú vị đến nhường nào. Để có được trải nghiệm chợ tết Cán Cấu thêm lần nữa, tôi và nhiều người đành chờ đến tết sau.

Người dân chọn mua hương.
Chọn mua bàn ăn cho gia đình.
Chọn mua dược liệu.
Sắm quần áo mới cho trẻ.
Tranh thủ làm đẹp.
Chợ trâu Cán Cấu là nơi nhiều người không thể bỏ qua.
Xe máy của người đi chợ được xếp hàng ngay ngắn, đảm bảo an toàn giao thông.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.