Khám phá nét độc đáo trong đám cưới của người Hà Nhì

Với người Hà Nhì ở Lào Cai, trai gái đến tuổi trưởng thành được tự do kết bạn. Đôi trai gái ưng thuận làm bạn thì họ sẽ xin phép bố mẹ của cả hai gia đình được tìm hiểu nhau và khi đã đủ sự tin tưởng vào tình yêu, họ có thể sinh con trước khi tổ chức nghi lễ cưới.

Lễ cưới của người Hà Nhì hết sức độc đáo, vừa thể hiện được các giá trị văn hóa truyền thống, vừa mang ý nghĩa nhân văn về quan niệm hạnh phúc đôi lứa.

Xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về đám cưới của người Hà Nhì ở Y Tý (Bát Xát):

Hai ông mối từ nhà gái về thông báo lại cho nhà trai, lúc này bên nhà trai sẽ chính thức thông báo mời mọi người ăn cỗ cưới.

Cô dâu trang điểm để chờ nhà trai sang rước dâu.

Đoàn đón dâu của nhà trai sẽ có chú rể, phù rể và em hoặc chị gái của chú rể đi cùng đến đón dâu.

Phù rể sẽ vào trong nhà thông báo đã đến giờ và chú rể đang chờ ở ngoài cửa, mời cô dâu ra cửa để đoàn nhà trai đón đi.

Đoàn đón dâu đi thẳng về nhà trai, trên đường đi không nghỉ và không quay lại nhà gái.

Khi về đến nhà trai, mẹ của chú rể ra cửa, cầm một gáo nước sạch để rửa tay  cho chú rể, cô dâu và các thành viên khác trước khi vào trong nhà làm lễ.

Cô dâu được nghỉ ngơi trong căn buồng của nhà trai khi mới rước về.

Cô dâu và chú rể quỳ lạy một lần trước bàn thờ tổ tiên để cầu mong tổ tiên chứng nhận và bảo vệ.

Vào tới trong nhà, mẹ chàng trai sẽ đeo lên vai cô dâu một chiếc gùi trong đó có hai gói xôi. Cô dâu đeo lên và chú rể đứng sau; khi cô dâu hạ gùi xuống thì chú rể phải đón được chiếc gùi, điều này thể hiện sự hòa hợp giữa chàng trai và cô gái, thể hiện họ sẽ luôn bên nhau hạnh phúc trăm năm.

Khi các nghi thức được thực hiện xong, mâm cơm cúng được sắp trước bàn thờ tổ tiên để thầy cúng làm lễ.

Cuối ngày là nhà trai tổ chức bữa cơm thân mật mời họ hàng, làng xóm tới dự cùng vui.

Sau lễ cưới, cô dâu chú rể cùng nhau ra vườn chăm sóc cây cối để lấy may.

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/kham-pha-net-doc-dao-trong-dam-cuoi-cua-nguoi-ha-nhi-z8n2020031210035712.htm)

Tin Liên Quan

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.

Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa

Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.