Quyết tâm đối phó cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất

Theo tin nước ngoài và TTXVN, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Guterres gọi đại dịch Covid-19 là “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất” mà thế giới phải đối mặt kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cần đối phó quyết liệt hơn theo đúng tình hình cấp bách. Tính đến ngày 2-4, trên thế giới có 981.838 người nhiễm, với 50.277 người chết do dịch Covid-19; 206.272 người đã phục hồi.
Quyết tâm đối phó cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất

Bệnh viện Brooklyn (Mỹ) tiếp nhận thêm nhiều người bệnh Covid-19.

* Mỹ có số người nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới với tổng số ca mắc lên tới 227.061 người, trong đó có 5.345 người chết. Hiện có khoảng 10.265 người hồi phục sức khỏe trên toàn nước Mỹ. Phó Tổng thống Mỹ M.Pence đã quy trách nhiệm cho Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Trung Quốc về lý do Mỹ nhận thức quá muộn đối với tính nguy hại của dịch.

* Tâm dịch Italy có 115.242 người nhiễm, trong đó có 13.915 người chết (cao nhất thế giới). Tổng số ca mắc mới và chết ở nước này lần lượt là 4.668 và 760 người. Thủ tướng Italy G.Conte ký sắc lệnh kéo dài tình trạng phong tỏa toàn quốc tới ngày 13-4.

* Tây Ban Nha chứng kiến số ca mắc mới và chết cao nhất châu Âu trong 24 giờ qua, lần lượt là 8.195 và 923 trường hợp. Nước này có tổng cộng 110.238 người nhiễm, trong đó có 10.003 người chết.

* Tại Pháp, số người chết vì Covid-19 lên tới 4.032 ca sau khi ghi nhận thêm 509 ca mới, mức kỷ lục tính theo ngày. Trong các nạn nhân có tới 83% là những người hơn 70 tuổi. Số ca mắc ở Pháp là 56.989 trường hợp, tăng 4.861 người trong một ngày. Gần 11 nghìn người đã được chữa khỏi bệnh.

* Thụy Sĩ ghi nhận 18.475 ca mắc và 522 người chết do Covid-19. Bang phía tây Geneva là một trong những khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất, với hơn 2.700 người nhiễm và 59 người chết.

* Đức kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội thêm hai tuần sau khi ghi nhận 81.728 ca nhiễm và 997 người chết do Covid-19. Chính phủ Séc quyết định kéo dài tình trạng khẩn cấp đến ngày 11-5 khi số người nhiễm Covid-19 là 3.805 người và 44 người chết.

* Cùng ngày, tại Anh, Thủ tướng B.Johnson cho biết Anh sẽ tăng cường xét nghiệm hàng loạt trong bối cảnh dịch đang hoành hành mạnh tại nước này. Trong một thông điệp truyền hình, Thủ tướng Johnson đánh giá, xét nghiệm là cách để đánh bại Covid-19. Anh đã ghi nhận 2.921 người chết và 33.718 ca nhiễm.

* Ủy ban châu Âu (EC) thông báo tài trợ một dự án nghiên cứu phát triển công cụ xét nghiệm nhanh Covid-19. Dự án có tổng giá trị 48,5 triệu ơ-rô và sẽ được điều phối bởi một doanh nghiệp Ireland.

* Nga ghi nhận thêm 771 trường hợp nhiễm mới tại 29 tỉnh thành và khu vực, đưa tổng số người nhiễm Covid-19 lên 3.548 người; 30 trường hợp chết và 235 người khỏi bệnh. Nga dành 17,8 tỷ USD để chống dịch.

* Bộ trưởng Y tế Israel Y.Litzman, 71 tuổi và vợ ông đã có kết quả dương tính với Covid-19. Nước này xác nhận 6.211 ca mắc và số người chết do Covid-19 là 31 người. Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận thêm 2.148 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 15.679 ca; số người chết là 277 người.

* Số ca nhiễm Covid-19 tại Canada lên tới 9.731, trong đó có 129 người chết. Để đối phó nguy cơ số bệnh nhân tăng mạnh, ba bang lớn nhất là British Columbia, Quebec và Ontario bắt đầu xây dựng các bệnh viện dã chiến và công bố kế hoạch chuyển đổi một số cơ sở thành bệnh viện.

* Hàn Quốc cho biết, số ca nhiễm mới ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận lần đầu vượt mốc 1.000, lên 1.077 ca, đến ngày 2-4. Số ca nhiễm mới tại thủ đô Seoul được xác định có liên quan Nhà thờ Tin lành Man-mi và những người mới nhập cảnh. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc công bố gói viện trợ nhân đạo trị giá sáu triệu USD cho 14 quốc gia đối phó dịch Covid-19.

* Cuộc họp trực tuyến đặc biệt ASEAN+3 (APT) để thảo luận về dịch Covid-19 đang được Hàn Quốc xúc tiến tổ chức. APT gồm 10 nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhà xanh cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đang sắp xếp thời gian cho cuộc họp nhằm thúc đẩy sự hợp tác và đoàn kết của cộng đồng quốc tế cùng chống đại dịch.

* Tổng Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) của Nhật Bản kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp khẩn cấp để phòng ngừa nguy cơ hệ thống y tế Nhật Bản sụp đổ trong trường hợp số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến.

* Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo đỉnh dịch Covid-19 tại Malaysia có thể vào giữa tháng 4 khi có dấu hiệu số ca nhiễm đang chững lại. Malaysia hiện là quốc gia có số ca mắc cao nhất tại Đông - Nam Á với 3.116 trường hợp và số người chết do dịch là 50 ca.

* Singapore ghi nhận thêm 74 ca nhiễm mới, mức cao nhất tính theo ngày từ trước tới nay, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên con số 1.000 người. Hiện Singapore ghi nhận tổng cộng 115 ca không có mối liên hệ nào với các ca nhiễm trước đây cũng như không có lịch sử tới vùng dịch.

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...