Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan báo chí Việt Nam ở nước ngoài

Ngày 12/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1378/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lưới đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài đến năm 2020.
Với quan điểm tăng cường hợp tác giữa cơ quan thông tấn, báo chí của các nước trên thế giới, đồng thời cung cấp thông tin chính thống về Việt Nam; phù hợp với chiến lược phát triển thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Quy hoạch đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn; 2020, tối đa 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có văn phòng thường trú thông tấn, báo chí Việt Nam.
 
Theo đó, các cơ quan được mở văn phòng thường trú ở nước ngoài gồm: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và một số các cơ quan báo chí khác. Trong đó, đơn vị chủ lực là Thông tấn xã Việt Nam.
 
Các văn phòng thường trú được ưu tiên mở tại các địa bàn trọng điểm: Các nước láng giềng, các nước ASEAN; những nước có phạm vi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị toàn cầu; những nước có quan hệ chặt chẽ về chính trị, kinh tế với Việt Nam; những nước gắn liền với an ninh quốc gia và lợi ích của Việt Nam,…

Đối với các văn phòng thường trú của các cơ quan thông tấn, báo chí sử dụng ngân sách Nhà nước (Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam): Thành lập mới văn phòng thường trú phù hợp với quy hoạch, đồng thời kiện toàn lại tổ chức các văn phòng thường trú hiện nay, bảo đảm sự thống nhất, coi trọng tính hiệu quả, sự phối hợp, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm, khu vực, quốc gia cần ưu tiên trong hoạt động thông tin đối ngoại.
 
Đối với các văn phòng thường trú ở nước ngoài của các cơ quan thông tấn, báo chí sử dụng nguồn lực từ hoạt động của mình (Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí khác): Căn cứ vào nhu cầu của mình, nguyên tắc mở văn phòng thường trú và phân bố các văn phòng thường trú đến năm 2015 và năm 2020 theo Quy hoạch này, trình cấp thẩm quyền phê duyệt việc mở thêm văn phòng thường trú của đơn vị mình.
 
Quy hoạch đề ra các giải pháp về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, tài chính để đảm bảo cho sự hoạt động của các văn phòng thường trú theo hướng nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại./.
Lâm Tú

Tin Liên Quan

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng...

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.