Độc đáo lễ “Đại pang” của đồng bào Tày Văn Bàn

“Đại pang” là một buổi lễ lớn được tổ chức cho thầy Then, thầy “Mất” đã làm việc lâu năm để nâng thêm vị thế, cấp bậc. “Đại pang” ví như Lễ cấp sắc của người Tày. Giữa tháng 4 Âm lịch, chúng tôi có dịp đến thôn Lập Thành, xã Làng Giàng (Văn Bàn) để tham dự lễ “Đại Pang” của bà Hoàng Thị Lả, năm nay đã hơn 70 tuổi.
Ngôi nhà sàn của người Tày là không gian độc đáo, rộng rãi để tổ chức Đại pang. Bà con, hàng xóm cùng quây quần để lắng nghe thầy hát.
Bà con cùng hỗ trợ, giúp đỡ gia đình chuẩn bị mâm cỗ và các linh vật, đồ dùng dâng trong ngày lễ.
“Bóc va” được tổng hợp từ nhiều loại lá cây và treo thành một gian. Trong nghi lễ đây là cỏ để nuôi ngựa, nuôi rồng gửi cho các Quan các Tào.
Những quả trứng được sơn màu dùng để trang trí trong đại lễ.
Thứ quan trọng trong đại lễ là cỗ hoa. Cỗ hoa được đặt ngay gian giữa nhà, được trang trí từ măng, rau, củ mài, củ từ, trứng…
Rót rượu  để mời các Quan, các Tào xuống chứng giám.
Đầu tiên, các thầy sẽ múa quanh cỗ hoa để “tỏn tang”, tức là phát đường cho Quan Tào ở Mường Trời xuống chứng giám đại lễ.
Đội nhạc hỗ trợ trong đại lễ.
Bà Hoàng Thị Lả hát mời quan. Các thầy sẽ hát, múa như vậy trong thời gian 3 ngày 2 đêm cho đến khi đón được quan xuống chứng giám và nâng cấp sắc cho bà.
Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/van-hoa-van-nghe/doc-dao-le-dai-pang-cua-dong-bao-tay-van-ban-z8n20200607161116455.htm)

Tin Liên Quan

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.