Vẻ đẹp ruộng bậc thang Sín Chéng

Nhiều lần đến xã vùng cao Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, điều để lại ấn tượng đậm nét trong tôi không chỉ là chợ phiên rực rỡ sắc màu, những bản làng người Mông giàu bản sắc văn hóa, mà còn là những tràn ruộng bậc thang tít tắp trên sườn núi như bậc lên trời.

So với ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn (Sa Pa) hoặc ở thung lũng Thề Pả (Y Tý - Bát Xát), ruộng bậc thang ở Sín Chéng không nhiều và kỳ vĩ bằng nhưng lại mang vẻ đẹp riêng.

Ruộng bậc thang Sín Chéng.

Đặc thù của vùng đất Sín Chéng là có nhiều núi đá tai mèo dựng đứng, nhọn hoắt, độ dốc cao nên người dân ở đây thường chỉ trồng ngô, lúa nương là chính. Ở nơi khó khăn, khắc nghiệt này, từ nhiều đời trước, các thế hệ người Mông đã bỏ bao công sức xẻ núi, đào mương dẫn nước, làm thành ruộng bậc thang để cấy lúa. Ban đầu chỉ vài mảnh ruộng dưới chân núi, sau rồi ruộng được mở rộng dần, thành những bậc thang lên tận đỉnh núi cao chót vót. Những hạt lúa từ ruộng bậc thang đã giúp người Mông vượt qua cái đói, nuôi sống họ từ đời này sang đời khác, cho đến tận hôm nay.

Ruộng bậc thang ở Sín Chéng không trải dài tít tắp, mà uốn lượn như những dải lụa quanh sườn núi. Từ trên cao nhìn xuống, tầng tầng, lớp lớp ruộng bậc thang như những lớp sóng nối nhau bất tận. Vào tháng 4, tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, ruộng bậc thang ở Sín Chéng ngập nước, lấp lánh như những tấm gương trời, khi ấy, đồng bào vùng cao nô nức cày bừa, cấy lúa. Mùa hè, ruộng bậc thang ở đây xanh mướt, mùa thu lúa ngả màu vàng ruộm, tạo thành bức tranh mùa vàng trên non cao thật đẹp. Đến tháng 11, sau khi thu hoạch lúa xong, nhà nhà tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới thật đông vui. Tiếng khèn, tiếng sáo rộn vang bản làng.

Trung tâm xã Sín Chéng được bao quanh bởi ruộng bậc thang.

Thầy giáo Lồ Minh Thành, giáo viên dạy Mỹ thuật sinh ra và lớn lên ở Sín Chéng bảo: Ruộng bậc thang Sín Chéng gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Đẹp nhất phải kể đến ruộng bậc thang ở các thôn: Bản Kha, Ngải Phóng Chồ, Chu Lìn Chồ. Đứng từ trên đỉnh dốc Ngải Phóng Chồ nhìn xuống, du khách có thể ngắm toàn cảnh trung tâm xã Sín Chéng được bao quanh bởi núi đồi điệp trùng và lớp lớp ruộng bậc thang độc đáo. Tôi yêu mảnh đất quê hương và càng yêu hơn những thửa ruộng bậc thangvào mùa lúa chín, những rừng thông xanh ngắt. Đó là nguồn cảm hứng vô tận để tôi vẽ nên những bức tranh phong cảnh vùng cao tươi đẹp giới thiệu đến mọi người.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Ra mắt sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024, thị xã Sa Pa sẽ giới thiệu và ra mắt du khách trong và ngoài nước sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”.

Lào Cai tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tại Nhật Bản

Từ ngày 21 - 26/4, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Nhật Bản.

Sa Pa - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN

Sa Pa được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với khí hậu trong lành, mát mẻ mang sắc thái Châu Âu hội tụ 4 mùa trong 1 ngày - là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng vào mùa Hè và là nơi khám phá, trải nghiệm tuyết độc đáo vào mùa Đông. Đặc biệt, Sa Pa được công nhận là Khu du lịch...

Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa tại Hà Nội

Từ ngày 05/4/2024 đến ngày 07/4/2024, tại Khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ diễn ra Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa. Chuỗi hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Sa Pa tại Hà Nội hứa hẹn sẽ tạo ra một sự kiện mang sắc màu văn hóa đặc sắc của Sa Pa giữa lòng thủ đô Hà Nội,...

Khám phá điểm săn mây đẹp nhất Si Ma Cai

Si Ma Cai là huyện vùng cao nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, chợ Cán Cấu đậm đà sắc màu văn hóa, Sín Chéng với những thửa ruộng bắc thang lên trời, dòng sông Chảy quanh năm nước xanh ngọc bích và nhiều điểm du lịch chưa được khai thác. Nhưng bất cứ ai đến với Si Ma Cai cũng muốn check-in tại...

Lào Cai xây dựng các sản phẩm du lịch xanh

Năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch xanh nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương.