Mỹ tăng gấp đôi khoản đầu tư vào vaccine ngừa Covid-19 của Moderna

Công ty Moderna thông báo đã nhận thêm 472 triệu USD từ Cơ quan Nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến (BARDA) của Chính phủ Mỹ để phát triển vaccine ngừa virus SARS-CoV-2. Theo kế hoạch, loại vaccine này sẽ bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng mang tính quyết định từ hôm nay (27-7).

Trụ sở của Moderna tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Tháng 4-2020, BARDA đã hỗ trợ công ty công nghệ sinh học Moderna 483 triệu USD để phát triển công nghệ phòng chống dịch bệnh. Đến nay, số tiền BARDA hỗ trợ cuộc thử nghiệm vaccine của Moderna đã lên tới 955 triệu USD. 

Vaccine do Moderna bào chế là loại vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Mỹ bắt đầu được thử nghiệm trên người. Loại vaccine này sử dụng mRNA tổng hợp để chống lại virus SARS-CoV-2. Phương pháp điều trị như vậy sẽ giúp cơ thể miễn dịch với chủng virus gây chết người. Đáng chú ý, vaccine này có thể được phát triển và sản xuất nhanh hơn các loại vaccine truyền thống khác. 

“Từ dữ liệu của giai đoạn một, chúng tôi tin rằng vaccine mRNA có thể hỗ trợ giải quyết đại dịch Covid-19 và ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai”, Giám đốc điều hành của Moderna, ông Stéphane Bancel cho biết trong một thông cáo báo chí.

Cuộc thử nghiệm ban đầu có quy mô nhỏ cho thấy, vaccine của Moderna đã giúp cơ thể của tất cả 45 người tham gia thí nghiệm sản sinh kháng thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Trong cuộc thử nghiệm mở rộng bắt đầu từ ngày 27-7, một nửa trong khoảng 30 nghìn người tham gia sẽ được tiêm một liều vaccine 100 microgram, những người còn lại sẽ dùng thuốc giả dược. Moderna và Viện Nghiên cứu dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ sẽ phối hợp triển khai giai đoạn ba của cuộc thử nghiệm này.

Là quốc gia có số ca mắc và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, Mỹ đã công bố nhiều khoản đầu tư lớn cho các nỗ lực phát triển vaccine và giúp hàng triệu người dân của nước này được tiêm vaccine ngừa Covid-19 vào đầu năm 2021.

Tuần trước, hãng dược của Mỹ Pfizer và công ty công nghệ sinh học của Đức BioNTech thông báo, Chính phủ Mỹ cam kết trả 1,95 tỷ USD để bảo đảm được mua 100 triệu liều vaccine phòng virus SARS-CoV-2.

Khi các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới đang trong cuộc chạy đua quyết liệt để ra mắt vaccine đầu tiên có khả năng chống lại virus SARS-CoV-2, Moderna dường như đang ở vị trí dẫn đầu vì hãng này là đơn vị đầu tiên bước vào vòng cuối cùng của cuộc thử nghiệm lâm sàng. Giai đoạn này mang tính quyết định vì nó sẽ cho biết vaccine có an toàn và hiệu quả hay không. Moderna cho biết, công ty này hy vọng có thể sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm và thậm chí là một tỷ liều, bắt đầu từ năm 2021. 

Đến nay, có gần 200 loại vaccine ngừa Covid-19 đang được bào chế trên thế giới, trong đó 23 loại đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, tức là được tiến hành trên người để xác định tính an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/my-tang-gap-doi-khoan-dau-tu-vao-vaccine-ngua-covid-19-cua-moderna-610223/

 

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.