Doanh nghiệp lớn nhìn về kinh tế năm 2014

Doanh  nghiệp Việt đang bớt đi sự lo ngại về lạm phát cao và tín dụng khó tiếp cận mà chú trọng đổi mới và sáng tạo nhằm tạo ra sự khác biệt, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển dài hạn.

Đây là một trong nhiều nhận xét tổng quan của cuộc khảo sát do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) thực hiện với hơn 300 doanh nghiệp lớn về thực trạng kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và triển vọng tăng trưởng trong năm 2014.

Doanh nghiệp thay đổi cách nhìn nhận vốn vay

Có 43,2% số DN nhận định lạm phát sẽ ở mức dưới 7% (quanh mốc 6,81% của năm 2012); 43,2% DN khác cho rằng mức lạm phát sẽ cao hơn năm 2012 khoảng từ 7-10% và chỉ có 13,6% e ngại lạm phát có thể cao trên 10%, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của DN trong thời gian tới.

Về khả năng tiếp cận vốn, tín dụng: 18,2% DN nhận định vay tín dụng đã không còn là yếu tố chính yếu; thay vì vay tín dụng tràn lan, DN đang chủ động cân đối và sử dụng nguồn vốn tự có để hoạt động.

Phần lớn các DN cho rằng 6 tháng cuối năm 2013, bên cạnh việc kiểm soát được lạm phát, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ sẽ giúp các DN duy trì sản xuất, kinh doanh và ổn định doanh thu, lợi nhuận. Hơn 50% DN dự đoán, doanh thu sẽ tăng trong 6 tháng cuối năm 2013; 54% số DN dự tính lợi nhuận cả năm 2013 sẽ không đổi.

54,6% DN cho rằng quy mô lao động sẽ được duy trì ổn định như năm 2012; 31,8% dự định tuyển dụng thêm lao động, trong khi chỉ có 13,6% dự định cắt giảm lao động trong năm 2014. Đáng chú ý, trên 30% các DN lo ngại về tình trạng thiếu lao động tay nghề cao.

 

Xu hướng đổi mới, sáng tạo

Để phát triển ổn định và bền vững, đa số các DN Việt đã nhận thấy rõ đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) là cần thiết, quyết định sự tồn tại của DN trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu như hiện nay.

Trong thời gian tới đây, có 81,8% các DN định hướng đầu tư chủ yếu cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; 63,6%  tập trung cho phát triển nguồn nhân lực và 54,5% sẽ đầu tư R&D và đổi mới.

Các lĩnh vực được lựa chọn để đổi mới là sản phẩm, mô hình kinh doanh, hệ thống và quy trình sản xuất. Theo khảo sát từ các CEO, đổi mới trước hết phải từ tư duy và quản trị hoạt động, từ đó mới có thể tiếp cận được những công nghệ mới và tạo ra sản phẩm mới lạ để theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên, cho rằng định vị rõ việc đổi mới và sáng tạo sẽ giúp DN Việt không chỉ phát triển trong thời điểm hiện tại mà còn vươn xa trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phan Đăng Tuất, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), thay vì mức độ sẵn sàng thay đổi các quy chuẩn tổ chức và chấp nhận rủi ro, các lãnh đạo DN Việt lại đề cao việc đổi mới từng phần trong đó yếu tố nguồn lực được coi là bàn đạp thúc đẩy đổi mới thành công.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...