Eurozone: Kết thúc cuộc suy thoái kinh tế dài nhất

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa qua đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) năm 2013 lên -0,4%, so với dự đoán -0,6% được đưa ra hồi tháng 6/2013.
 

Khu vực đồng tiền chung châu Âu kết thúc cuộc suy thoái kinh tế dài nhất.

Dự báo này đước đưa ra sau khi Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) mới công bố cho thấy Kinh tế khu vực Eurozone trong quý II vừa qua đã bất ngờ tăng trưởng 0,3% so với quý trước đó và vượt mức kỳ vọng 0,2%, báo hiệu cuộc suy thoái kinh tế dài nhất tại châu Âu lục địa trong hơn 40 năm qua đã kết thúc. Chỉ số này vượt ước tính của 41 nhà kinh tế từ Bloomberg là 0,2%. So với một năm trước đó, nền kinh tế khu vực đã giảm 0,7% trong quý II/2012.

Eurostat cho biết cuộc suy thoái kéo dài 18 tháng qua đã khiến hàng triệu người mất việc làm và khiến các Chính phủ ngập trong nợ càng thêm khó khăn. Nhưng nay đà suy giảm này đã chấm dứt, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng bất ngờ 0,7% của kinh tế Đức và 0,5% của Pháp. Nhưng tụt lại so với mức tăng trưởng chung của khu vực, các nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư của Eurozone là Italia và Tay Ban Nha vẫn suy giảm lần lượt 0,2% và 0,1%. Hà Lan cũng chứng kiến sự sụt giảm 0,2% trong quý 2. Nguyên nhân là các nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách đã cho ra đời những chính sách khắc khổ, làm ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng. Trong khi Bồ Đào Nha, nước đã phải xin “giải cứu” tài chính, đang cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ với tăng trưởng GDP 1,1%.

Theo báo Financial Times, nền kinh tế Đức tăng trưởng 0,7% từ tháng 4 đến cuối tháng 6, mức tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 1 năm qua. Thành tích này giúp đưa nước Đức có tốc độ tăng trưởng GDP vượt lên hàng đầu trong nhóm 7 nước công nghiệp phát triển. Theo thông tin từ Đức, chỉ số niềm tin của giới đầu tư đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng 5,7 điểm lên mức 42 điểm trong tháng 8, cao hơn mức dự báo 40 điểm được các chuyên gia đưa ra trước đó.

Các nền kinh tế Đông Âu cũng có dấu hiệu hồi phục. Cộng hoà Czech tăng trưởng 0,7% so với quý I, Ba Lan tăng 0,4% và Hungaria tăng 0,1%. Ngày 10/8, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Pierre Moscovici cũng tuyên bố nền kinh tế Pháp đã “ra khỏi suy thoái”. Sau 2 quý tăng trưởng âm (quý IV/2012 và quý I/2013), trong quý II và quý III của năm nay, nền kinh tế Pháp đã bắt đầu tăng trưởng dương.

Trong khi đó, tại Anh, theo kết quả một cuộc khảo sát do Viện Phát triển nguồn nhân lực Anh (CIPD) vừa công bố, các chủ doanh nghiệp Anh đang đẩy mạnh việc thuê nhân công. Làn sóng tuyển dụng lao động với tốc độ cao nhất (kể từ tháng 10/2007) lần này được coi là một dấu hiệu nữa cho thấy kinh tế Anh đang phục hồi mạnh mẽ.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu của CIPD Mark Beatson dự báo thị trường việc làm sẽ tăng trưởng mạnh vào mùa thu này. Tập đoàn tài chính Credit Suisse cho rằng, kinh tế châu Âu bắt đầu thoát dần khỏi suy thoái từ đầu tháng 8 với những dấu hiệu phục hồi khả quan. Trong khi đó, chỉ số thu mua sản xuất (PMI) đồng loạt tăng ở hầu khắp các nền kinh tế châu Âu. Hoạt động sản xuất tăng trưởng trở lại sau hơn 2 năm. Giới đầu tư cũng bắt đầu ngừng làn sóng thoái vốn khỏi khu vực này. Thậm chí, ở hai nền kinh tế nằm ở tâm “bão” khủng hoảng là Hy Lạp và Tây Ban Nha, sau một thời gian dài, niềm tin tiêu dùng và kinh doanh lần đầu tiên tăng trở lại. Hiện tỷ lệ thất nghiệp của 2 nước vẫn trên 25%, nhưng những số liệu mới công bố cho thấy tình hình thị trường việc làm có dấu hiệu được cải thiện.

Giới phân tích nhận định Eurozone đang dần thoát khỏi khủng hoảng, cho dù tăng trưởng kinh tế ở khu vực này vẫn đang chịu nhiều sức ép từ các chính sách thắt lưng buộc bụng, tỷ lệ thất nghiệp cao và đặc biệt là kinh tế toàn cầu vẫn còn ảm đạm. Tuy nhiên, sự hồi sinh nên kinh tế ở các nước trong khu vực châu Âu rất khác nhau. Một số nước đã phải giảm bớt chương trình thắt lưng buộc bụng bởi nó tạo nên những phản ứng tiêu cực từ người dân khi nhiều chương trình phúc lợi xã hội đã phải cắt giảm tối đa.

Việc kết hợp hài hòa giữa việc thắt lưng buộc bụng và giải quyết những khoản nợ khổng lồ sẽ là vấn đề mà các nước khu vực Eurozone phải tìm cách giải quyết sao cho hợp lý để hướng tới một nền kinh tế châu Âu hoàn toàn vượt qua khỏi khủng hoảng./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...