Nhiều nước tăng hỗ trợ khôi phục kinh tế

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều nước đưa ra các gói biện pháp bổ sung, nhằm hỗ trợ người dân cũng như khôi phục các hoạt động kinh tế. Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo, nền kinh tế số 1 thế giới chịu nhiều rủi ro nếu không có thêm gói hỗ trợ tài chính giúp phục hồi sau dịch Covid-19. Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới, với 7.185.516 ca mắc và 207.538 người chết do Covid-19.

Cửa hàng tại Anh treo biển yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang. Ảnh: TÂN HOA XÃ

* Chính phủ Ca-na-đa đề xuất gói trợ cấp mới nhằm giúp người dân vượt qua đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ hai. Tô-rôn-tô, thành phố lớn nhất của Ca-na-đa thông báo hủy tất cả các sự kiện đến hết năm nay.

* Bộ Ngoại thương Pê-ru dự báo, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong quý III-2020 dự kiến đạt 9,930 tỷ USD, bất chấp tác động của dịch bệnh. Dây chuyền sản xuất phục vụ xuất khẩu của Pê-ru vẫn hoạt động với 90% công suất.

* Chính phủ Ô-xtrây-li-a thông báo sẽ đơn giản hóa các quy định cho vay của ngân hàng để tăng dòng vốn tín dụng ra thị trường, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các hộ gia đình và doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay dễ dàng hơn.

* Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đại dịch tiếp tục đặt ra thách thức với nhiều lĩnh vực. Song, triển vọng kinh tế toàn cầu đã bớt u ám, nhờ hoạt động kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế tiên tiến dần được phục hồi.

* Châu Á đã vượt khu vực Bắc Mỹ về số người mắc Covid-19. Trong đó, Ấn Độ là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 5.818.570 ca mắc, 2.317 người chết. Tại Đông - Nam Á, Phi-li-pin có số người mắc cao nhất với 299.361 ca; In-đô-nê-xi-a có số người chết cao nhất, với 10.218 người.

* Hàn Quốc tích cực chuẩn bị cho “giai đoạn then chốt” chống dịch, sau khi trong ngày thứ ba liên tiếp, số ca nhiễm vẫn vượt mức 100 người. Ngày 25-9, Hàn Quốc có thêm 114 ca nhiễm, nâng tổng số ca bệnh lên 23.455 người.
 
* Tại châu Âu, Tổng thống Nga V.Pu-tin khuyến cáo giới chức cảnh giác để tránh phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế. Ngày 24-9, Nga ghi nhận 7.212 ca nhiễm mới và 108 người chết do Covid-19.

* Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo, ở một số nước thành viên, dịch Covid-19 đang diễn biến theo hướng tồi tệ hơn so mức đỉnh hồi tháng 3. Tây Ban Nha cũng cảnh báo, giai đoạn khó khăn vẫn ở phía trước; số ca nhiễm tại nước này vượt 700.000 người. Phần Lan cũng giảm số quốc gia được xác định là an toàn và khôi phục một số hạn chế đi lại.

* Pháp thông báo có 16.096 ca mắc trong ngày 24-9 và đây là tỷ lệ theo ngày cao nhất. Với việc thêm 6.634 người, Anh ghi nhận mức nhiễm Covid-19 cao nhất và là dấu hiệu về nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai. Đức có thêm 2.153 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 280.223. 

* Ngày 25-9, Bộ Y tế CH Séc xác nhận thêm 2.913 ca nhiễm. Đây là số ca bệnh theo ngày cao thứ hai, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 58.374. 

* Trong hai ngày 24 và 25-9, các cơ quan đại diện Việt Nam tại châu Âu, châu Phi và khu vực Nam Mỹ, cùng các cơ quan chức năng trong nước, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phối hợp các cơ quan sở tại tổ chức chuyến bay đưa hơn 340 công dân Việt Nam từ hơn 30 quốc gia về nước, gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, sinh viên đã hoàn thành khóa học gặp khó khăn về chỗ ở, người đi du lịch, công tác ngắn hạn, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động. 

* Trong hai ngày 24 và 25-9, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại I-xra-en và Hãng hàng không quốc gia Việt Nam phối hợp các cơ quan chức năng I-xra-en đưa 340 công dân Việt Nam từ I-xra-en về nước an toàn. Hành khách trên chuyến bay bao gồm tu nghiệp sinh kết thúc khóa học, lao động hết hạn hợp đồng và hết thị thực, các trường hợp đi du lịch, thăm thân, học ngắn hạn bị mắc kẹt và một số trường hợp đặc biệt khó khăn khác. 

 
 
Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...