Liên hoan phim lớn nhất châu Á khai mạc

Liên hoan phim lớn nhất châu Á đã khai mạc ngày 21/10 tại Busan (Hàn Quốc) dưới hình thức đặc biệt do dịch COVID-19.

Liên hoan phim quốc tế Busan (Hàn Quốc) được coi là liên hoan phim lớn nhất châu Á. Liên hoan kéo dài 10 ngày, quy tụ nhiều ngôi sao và người nổi tiếng trong ngành điện ảnh châu Á. Trong thời gian diễn ra liên hoan, các đạo diễn, nhà phê bình, diễn viên cùng nhau đưa ra các đánh giá về những bộ phim được trình chiếu và thống nhất các thỏa thuận về tài chính. Năm 2020 cũng đánh dấu kỷ niệm 25 năm thành lập Liên hoan phim quốc tế Busan. Đồng thời, điện ảnh Hàn Quốc năm nay cũng thắng lớn với giải Oscar lịch sử của đạo diễn Bong Joon-ho cùng bộ phim Parasite.

 Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 25 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. (Ảnh: AFP)

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các buổi chiếu phim buộc phải tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội, không có lễ khai mạc hay bế mạc, không có sự kiện thảm đỏ cũng như các buổi tiệc hay tiếp xúc với người hâm mộ. Mặc dù vậy, liên hoan phim không tổ chức dưới hình thức trực tuyến như những liên hoan phim quốc tế khác, thậm chí hủy bỏ như liên hoan phim Cannes.

Sẽ có khoảng 190 phim được trình chiếu tại liên hoan phim năm nay, mỗi bộ chỉ được chiếu 1 lần. Số lượng suất chiếu giảm 80% so với liên hoan phim hằng năm với hơn 300 bộ phim được chiếu nhiều lần.

Người xem sẽ được cung cấp khẩu trang và số lượng khán giả cũng bị giới hạn còn 1/4 so với công suất phòng chiếu. Khán giả đến xem buộc phải rửa tay, quét mã QR và kiểm tra nhiệt độ trước khi vào phòng chiếu. Nhân viên cũng được huy động đông hơn.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời đạo diễn Liên hoan phim quốc tế Busan, ông Nam Dong-chul cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng hết sức để tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng nhất của liên hoan phim là chiếu phim tại các rạp."

Hầu hết các sự kiện của Liên hoan phim quốc tế Busan gồm các buổi phê bình, thảo luận, họp báo, đàm phán thương mại vẫn sẽ được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Ban tổ chức cũng lên lịch 45 buổi nói chuyện nhưng chỉ có các nhà làm phim và diễn viên Hàn Quốc.

https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/lien-hoan-phim-lon-nhat-chau-a-khai-mac-566283.html

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.