Ðộc đáo súng thần công được phát hiện tại Trung Ðô

Trong “Kiến văn Tiểu Lục” của Lê Quý Đôn đã viết: “... ở vùng Ngọc Uyển (tức Trung Đô, Bảo Nhai và vùng phụ cận bây giờ), Vũ Văn Mật đã cho xây thành, đắp lũy chống nhau với Nhà Mạc ngót 20 năm...”; tiếp đó, tướng quân Hoàng Vần Thùng kế tục sự nghiệp. Cũng chính tại khu vực này, người dân đã phát hiện ra khẩu súng thần công bằng đồng trong không gian của lũy cổ Trung Đô còn sót lại cho đến ngày nay.

Súng thần công được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh.

Súng thần công có chất liệu bằng đồng thau được phát hiện tại thành cổ Trung Đô thuộc thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà vào tháng 12/1997. Hiện vật do ông Giàng Seo Ký, dân tộc Mông ở thôn Trung Đô phát hiện khi đi bừa trên nương. Súng nằm ở độ sâu cách mặt đất 30 cm, sát lũy cổ của thôn Trung Đô. Tư thế của súng khi khai quật: Nòng hướng về đường Bảo Nhai, thân súng được kê trên 3 tảng đá tròn, vững chắc.

Hiện vật này đang được lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Súng dài 2,36 m, đường kính của nòng súng 20 cm, độ dày của nòng 5 cm, trọng lượng 80 kg. Đây là loại súng thần công cỡ lớn, chất liệu bằng đồng thau rất hiếm tại Việt Nam. Phần đuôi súng kín, lồi hình nón ra ngoài, có chốt then hình chữ nhật thông đối xứng nhau, nơi châm ngòi nổ ở ngang phần đuôi. Phần khuyết hình máng là nơi để nén thuốc nổ. Súng có thân tròn, rỗng ở trong, nhỏ dần lên phía nòng. Dưới đáy phần đầu, súng có hình chữ nhật dài 11 cm, rộng 2 cm ăn thông với lòng máng. Phần thân súng có 2 chữ Hán rất mờ và khó đọc. Các viền nổi vòng quanh thân súng (5 vòng) được bố trí cách đều, những gờ nổi này vừa có tác dụng trang trí, vừa có khả năng chịu sức nén của thuốc nổ. Phần thân súng đỡ 2 vai súng đã bị mất. 2 vai súng đối xứng đều sang 2 bên thân. Súng bị mất phần bệ, chỉ còn lại phần thân súng.

Theo các nhà nghiên cứu cổ vật và lịch sử về Việt Nam nói chung và các hiện vật tại Lào Cai nói riêng, chủ nhân của lũy cổ Trung Đô và khẩu súng thần công là một. Sự kiện được diễn ra tại đây gắn liền với chủ nhân Vũ Văn Mật, anh em họ Vũ đã có công chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới và tướng Hoàng Vần Thùng - một nghĩa quân dân tộc Nùng ở thôn Trung Đô tham gia nghĩa quân. Theo niên đại đã được các nhà khoa học của Viện Khảo cổ học giám định thì súng được ra đời vào thế kỷ XVI (thời hậu Lê), đây cũng là thời gian xây dựng căn cứ Trung Đô chống quân Mạc và giặc cỏ Vân Nam từ đời vua Lê Chiêu Tông (1549 - 1556).

Các nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học đến nghiên cứu về Lào Cai đều nhận định: Súng thần công chất liệu bằng đồng được phát hiện tại Trung Đô có kích thước và trọng lượng lớn, nghệ thuật đúc ở độ tinh xảo, thể hiện trình độ và kỹ thuật quân sự của ông cha ta trong một thời kỳ lịch sử chống giặc ngoại xâm ở vùng biên giới. Khẩu súng thần công được xem như một khí pháp, vật thiêng liêng thể hiện bước tiến trong kỹ thuật chiến tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

http://baolaocai.vn/bai-viet/9464/oc-dao-sung-than-cong-duoc-phat-hien-tai-trung-o

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.