Biến di sản văn hóa phi vật thể thành tài sản

Ngoài giá trị về mặt tinh thần, di sản văn hóa phi vật thể còn có lợi ích rất lớn về mặt kinh tế. Để biến di sản văn hóa thành tài sản, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân thì việc gắn di sản với đời sống cộng đồng là giải pháp rất quan trọng.

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. 

Những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang là xu hướng trải nghiệm mới thu hút du khách trong và ngoài nước. Mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số có một kho tàng văn hóa đa dạng và là nguồn tài nguyên để các địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Người Tày ở Tà Chải (Bắc Hà) vốn nổi tiếng với các điệu xòe độc đáo, mô phỏng hoạt động lao động, sản xuất, tập quán sinh hoạt. Trước kia, điệu xòe chỉ được biểu diễn phục vụ gia đình thổ ty Hoàng A Tưởng, quan khách và thống lý các vùng lân cận. Ngày nay, xòe trở thành hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của đồng bào Tày ở Tà Chải. Những điệu xòe trở thành tài sản quý, một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách bốn phương thông qua phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Xã Tà Chải đã thành lập được 5 đội múa xòe ở 5 thôn, mỗi đội có 12 - 15 nghệ nhân nòng cốt tập luyện thường xuyên để phục vụ các hoạt động lễ hội tại địa phương và du lịch cộng đồng. Hiện nay, du lịch Tà Chải đang phát triển mạnh với 19 cơ sở homestay, chiếm 44,1% số homestay trong huyện. Mỗi năm, các cơ sở lưu trú trên địa bàn xã thu hút hơn 2.000 lượt khách. Du lịch cộng đồng đã tạo cơ hội việc làm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khi tham gia làm du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thu nhập bình quân của mỗi hộ làm du lịch cộng đồng đạt từ 20 đến 30 triệu đồng/năm, nhiều hộ có thu nhập 60 - 100 triệu đồng/năm.

Năm 2020, Lào Cai được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó huyện Văn Bàn có thêm 3 di sản và trở thành địa phương có số lượng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhiều nhất tỉnh. Trước kia, Lễ hội Lồng Tồng của người Tày Văn Bàn chỉ được tổ chức ở quy mô mang tính làng, xã. Năm 2018, sau khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, lễ hội được tổ chức thường xuyên và quy mô hơn, thu hút không chỉ người dân địa phương, mà cả du khách thập phương. Đặc biệt, trong những năm qua, ngoài duy trì 12 câu lạc bộ Khắp Nôm ở 12 xã, thị trấn có đông đồng bào Tày sinh sống, hằng năm, huyện Văn Bàn còn tổ chức liên hoan Khắp Nôm Tày. Đây là “sân chơi” thu hút nhiều thành viên các câu lạc bộ Khắp Nôm Tày tham gia, góp phần bảo tồn làn điệu dân ca độc đáo này. Bà Phùng Hoàng Oanh, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Bàn cho biết: Năm 2019, trong khuôn khổ chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, huyện Văn Bàn đã được Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tài trợ mở lớp truyền dạy hát dân ca Khắp Nôm tại xã Khánh Yên Trung. Đây là cơ hội để huyện Văn Bàn phát triển và nâng tầm loại hình sinh hoạt dân ca đặc trưng của người Tày, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng. Năm nào cũng vậy, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện phối hợp với chính quyền các xã duy trì và tổ chức thành công các lễ hội đầu xuân cũng như các lễ hội trong năm. Địa phương cũng nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để phát huy giá trị di sản văn hóa, còn góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập.

Lễ hội Đền Thượng hằng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

Lào Cai hiện có 33 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Những năm gần đây, việc đưa di sản vào phục vụ hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả, góp phần vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế. Nhiều loại hình âm nhạc, nghệ thuật dân gian từng bị lãng quên, nay từng bước được phục dựng, mang lại giá trị tinh thần cho người dân. Điều đó cho thấy, khi di sản được nuôi dưỡng bởi cộng đồng sẽ phát huy được giá trị.

Ông Dương Tuấn Nghĩa, Trưởng Phòng Quản lý Di sản Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trung bình mỗi năm ngành kiểm kê 6 - 8 di sản tại hơn 30 xã trên địa bàn tỉnh, đồng thời nghiên cứu, sưu tầm bổ sung, hoàn thiện dữ liệu liên quan đến các di sản văn hóa. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ gắn với các di sản văn hóa phi vật thể ở Lào Cai diễn ra bốn mùa. Đây là cơ hội thuận lợi góp phần mang đến lợi ích kinh tế cho người dân, nhất là đồng bào vùng cao. Các hoạt động văn hóa sau khi được phục dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều có công văn triển khai tới các địa phương nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người dân được trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa, tự biết rõ thế mạnh để “biến” di sản thành tài sản.

http://baolaocai.vn/bai-viet/9816/bien-di-san-van-hoa-phi-vat-the-thanh-tai-san

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.