Hấp dẫn tắm suối khoáng nóng ở Bản Hồ

Đã lâu chúng tôi mới trở lại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa - một địa danh du lịch từng thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm du lịch bản làng. Tuy nhiên, trong thời điểm còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bản Hồ lại đang hút khách trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nhờ khu vực tắm suối khoáng nóng.

Thời điểm này, sự nhộn nhịp ở vùng đất Bản Hồ chỉ còn được thu nhỏ ở thôn Bản Dền, nơi có dòng nước suối khoáng nóng ven thung lũng và cạnh con suối Mường Hoa.

Khu bể tắm khoáng nóng được người dân Bản Hồ tự đầu tư

Khu tắm suối khoáng nóng hiện nay được một số hộ đầu tư xây dựng thành các bể tắm, trong đó có bể tắm tập thể và bể riêng lẻ. Một điều đặc biệt ở điểm tắm suối khoáng nóng Bản Hồ là giá cả dịch vụ rất bình dân, có thể phục vụ cả du khách và người dân địa phương.

Anh Vàng Văn Vững, chủ một khu bể tắm cho biết: Trước kia, suối khoáng nóng có nguồn từ trong núi chảy ra, nhưng đã bị vùi lấp do nhiều yếu tố. Là người dân địa phương, chúng tôi may mắn vẫn xác định được khu vực có nguồn nước nóng nên đã đầu tư đường ống dẫn nước về và xây dựng các bể tắm phục vụ bà con, du khách. Suối khoáng nóng ở Bản Hồ có điểm đặc trưng là nước không nóng quá, nhiệt độ từ 30 đến 40 độ C, phù hợp cho mọi người tắm cả trong mùa đông và mùa hè. Các bể tắm được thiết kế xả tràn và nước lưu chuyển thường xuyên từ nguồn về nên đảm bảo vệ sinh.

Do đã lâu không đến Bản Hồ nên việc được trải nghiệm tắm nước khoáng nóng là điều khá mới mẻ với chúng tôi và một số du khách trong tỉnh khi đến nơi này. Anh Nguyễn Trung Hiếu đến từ thành phố Lào Cai cho biết: Nói đến tắm suối khoáng nóng, mình chỉ nghĩ đến tỉnh Hòa Bình hoặc Ba Vì (Hà Nội), không biết rằng ở Lào Cai cũng có, mà còn ở Khu Du lịch quốc gia Sa Pa. Được người quen giới thiệu, mình cũng muốn đến trải nghiệm. Thoạt đầu chưa quen vì ở đây cơ sở vật chất chưa được đầu tư như nhiều nơi khác, nhưng khi tắm thì thấy rất thoải mái, dễ chịu.

Khu tắm khoáng nóng tại xã Bản Hồ mới được xây dựng, nhưng đã phục vụ rất tốt du khách và người dân địa phương, đặc biệt là nhiều học sinh bán trú của Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa. Thầy giáo Hoàng Ngọc Tài, Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa cho biết: Nhà trường có 310 học sinh đang ở bán trú, tuy nhiên, do khó khăn nên trường chưa thể đầu tư hệ thống nước nóng phục vụ sinh hoạt cho học sinh, vì thế, khu tắm khoáng nóng là điểm giúp các em được sử dụng nước nóng trong mùa đông.

Bên cạnh hệ thống homestay đang phát triển tại Sa Pa thì khu nước khoáng nóng ở Bản Hồ cũng là điểm du lịch đầy thú vị. Hy vọng trong thời gian tới, các hộ cũng như chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở đồng bộ hơn, đồng thời đẩy mạnh truyền thông để thu hút du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan, trải nghiệm.

http://baolaocai.vn/bai-viet/209849-hap-dan-tam-suoi-khoang-nong-o-ban-ho

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai xây dựng các sản phẩm du lịch xanh

Năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch xanh nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương.

Đại ngàn Y T‎ý bung nở ngàn hoa

Sau giấc ngủ đông dài, đại ngàn Y Tý (huyện Bát Xát) và các xã lân cận đang bung nở muôn nghìn sắc hoa. Những cây lê, sơn tra, mận trồng trong vườn nhà hay mọc hoang dại trong rừng thẳm, bên đường xa đang độ rực rỡ nhất năm, tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp.

Xứ sở 5 mùa lễ hội

Năm 2023, du lịch tỉnh Lào Cai tạo đột phá khi đón lượng khách lớn nhất từ trước đến nay với hơn 7,2 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 22.000 tỷ đồng.

Sa Pa: Du khách mê mải đồi hoa cải vàng rực tại Fansipan

Tháng 3 về, đồi hoa cải Fansipan (Sa Pa) bung nở rực rỡ, tựa như tấm thảm vàng rực khổng lồ phủ trên triền núi. Và giới đam mê xê dịch lại có thêm một lý do, để đến với đỉnh thiêng nơi vùng cao Tây Bắc.

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Theo tờ Infobae, điều thú vị nhất là Sa Pa được bao quanh bởi làng bản nhỏ nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc thiểu số và đến đây, du khách như được "thả mình lơ lửng giữa 9 tầng mây”.

Chuyển đổi số trong phát triển du lịch tỉnh Lào Cai

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, tạo ra cơ hội để ngành Du lịch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Không nằm ngoài xu thế này, du lịch Lào Cai đang từng bước ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách,...