Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tỉnh Lào Cai. Để tài nguyên này thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của tỉnh, Lào Cai đã tăng cường, đẩy mạnh các giải pháp quản lý, bảo vệ, kiểm soát nguồn tài nguyên.
 


Lào Cai đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. (Ảnh: Phạm Sơn)

Là một trong những địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, tới nay Lào Cai đã phát hiện được 150 mỏ, điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn như: Apatit, sắt, đồng, molipden… Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này cũng như bảo vệ môi trường, tỉnh đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch, tập trung thực hiện chế biến sâu khoáng sản; xây dựng bản đồ khoanh vùng khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khai thác khoáng sản, khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và khu vực khoáng sản nhỏ lẻ theo Luật Khoáng sản năm 2010. Đồng thời tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm hạn chế khai thác đối với một số loại tài nguyên khoáng sản và tình trạng xuất khẩu khoáng sản dưới dạng thô; yêu cầu các đơn vị khắc phục triệt để các sự cố gây ô nhiễm môi trường. 

Trong năm 2012, tỉnh đã điều chỉnh dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015; đồng thời hoàn thành thống kê đất đai, xây dựng bản đồ, hiện trạng sử dụng đất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Lào Cai đến năm 2020. Cùng với đó, tỉnh tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 427 tổ chức với diện tích 482 ha và 40.000 giấy cho các hộ gia đình, cá nhân. Đầu tháng 8/2013, Lào Cai trở thành tỉnh thứ 31 của cả nước được phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng giúp Lào Cai thúc đẩy phát triển sản xuất, thu hút đầu tư, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng. 

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ là điều kiện thuận lợi để phát triển các công trình thuỷ điện. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên thuỷ văn, tỉnh đã tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng tài nguyên nước tại các huyện, thành phố; cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thuỷ điện trên địa bàn cũng như đẩy mạnh hoạt động cấp phép khai thác tài nguyên nước. Đến nay 9/10 công trình cấp tỉnh, 27 công trình cấp huyện, 688 công trình cấp nước thuỷ lợi sinh hoạt nông thôn đã được cấp phép hoạt động, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, nhất là với tỉnh có diện tích đồi núi chiếm phần lớn như Lào Cai. Trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức chặt chẽ công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch rừng; thực hiện tốt việc rà soát, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản trên toàn tỉnh; công tác trồng mới, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được chỉ đạo quyết liệt bằng nhiều giải pháp cụ thể, sát với thực tiễn. Tính đến tháng 6/2013, toàn tỉnh đã trồng được 14.966 ha rừng; khoanh nuôi tái sinh được 2.600 ha rừng, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 50%. Nhờ làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy mà số vụ cháy rừng trên địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt. Tỉnh còn đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn các loài động, thực vật như thành lập Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Văn Bàn; mới đây nhất tỉnh đã xây dựng Đề án bảo tồn nguồn gen động, thực vật phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2014 – 2020.

Cùng với những hoạt động đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, Lào Cai sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý kết hợp với công tác tuyên truyền và những biện pháp khác nhằm đảm bảo các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh nhà./.
Trần Nhung

Tin Liên Quan

Thực hiện thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy - Bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chính

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, từ tháng 12/2023, Lào Cai đã triển khai thực hiện thí điểm "một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp nhận bản giấy" trên địa bàn tỉnh.

Sự đồng thuận quan trọng của EU

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhằm tăng cường đoàn kết cũng như trách nhiệm của các nước thành viên EU trong việc tìm “chìa khóa” cho vấn đề người di cư,...

Lào Cai: Quyết liệt triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Thời gian qua, trật tự, an toàn giao thông trong học sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai diễn biến phức tạp. Nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh gây hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình đó, tỉnh Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh.

Thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVII

Ngày 9/4/2024, Tỉnh ủy ban hành các quyết định về việc thành lập các tiểu ban phục vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Phụ nữ Lào Cai rạng rỡ trong trang phục truyền thống

Lào Cai là mảnh đất có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Sự đa sắc màu đó đã tạo nên bức tranh văn hóa ấn tượng và một trong số đó là trang phục truyền thống. Những người phụ nữ của đồng bào các dân tộc ở Lào Cai vẫn luôn tự hào, gìn giữ và tỏa sáng với trang phục truyền thống của dân tộc...

Khơi dậy nội lực và khát vọng vươn lên trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một chương trình mới, tiếp tục khẳng định sự quan tâm, chăm lo đặc biệt của Đảng và nhà nước ta đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và những khu vực còn nhiều khó khăn. Sau 3 năm triển khai,...