Lào Cai: bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc

Nhằm đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số, Lào Cai tiếp tục triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

 

Theo đó, giai đoạn 2021- 2025, Lào Cai sẽ triển khai các nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó là: thực hiện việc tổng kiểm kê trang phục và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của 13 dân tộc với 25 nhóm ngành dân tộc trên địa bàn tỉnh; Sưu tầm chụp ảnh tổng thể y phục, trang sức, mẫu hoa văn 12 dân tộc phục vụ trưng bày, trải nghiệm tại Bảo tàng; Khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: dân tộc La Chí; dân tộc Mông (ngành Mông trắng); dân tộc Phù Lá, dân tộc Bố Y, dân tộc Nùng; Tổ chức mở các lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành; Xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: dân tộc Dao, Mông, Nùng, Phù Lá (ngành Phù Lá Hán); dân tộc Hà Nhì; Xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển; Xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch: dân tộc Mông, La Chí; Xuất bản cuốn sách ảnh song ngữ Việt- Anh "Hoa văn - Trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Lào Cai"; Xây dựng 12 video clip giới thiệu về trang phục dân tộc: Mông, Dao, Tày, Nùng, Thái, La Chí, Hoa, Mường, Bố Y, Phù Lá, Hà Nhì, Giáy; Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai.

Tỉnh Lào Cai khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống đến trường

Đặc biệt, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục, Lào Cai khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số có từ 1 - 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1-2 lần trong một tuần; vận động,  khuyến khích cán bộ và người dân thực hiện mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ tết, hội nghị, đại hội, giao lưu văn hóa, thể thao,….

Việc đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số sẽ góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc và phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.