Nhớ hương ngày mùa

Nhiều khi trong cuộc sống ngột ngạt và chật chội của người lớn, tôi luôn mơ về những khoảng trời ấu thơ, mơ về ngôi nhà quê bình dị, những tháng ngày xa xôi.

Nhà tôi nằm giữa cánh đồng Mường Lò, một trong bốn cánh đồng lớn nhất miền núi phía Bắc. Đất ruộng cấy hai vụ lúa nên quanh năm suốt tháng, cánh đồng luôn đầy sắc màu, khi thì mơn mởn màu mạ non, khi thì xanh rì thì con gái, lúc lại vàng óng, uốn câu chờ ngày thu hoạch. Sống bên ruộng đồng, tôi cũng như những đứa trẻ trong xóm nhỏ có cả một tuổi thơ ngát xanh.

Ngày mùa vui thôn quê.

Trong ký ức nhỏ bé, tôi nhớ cũng độ này, vào cuối tháng Tư, đầu tháng Năm âm lịch, mọi nhà đã rục rịch đổi công, tất bật lên lịch gặt hái. Vùng quê trù phú nên nhà nào cũng có cánh đồng thẳng cánh cò bay, thu hái một mình sẽ rất vất vả, khó khăn, không kịp thu hái trước ngày mưa bão, nên đổi công, giúp nhau trong ngày mùa như là hình thức sản xuất cộng đồng được tiếp nối từ bao đời, thể hiện tình làng nghĩa xóm gắn bó, bền chặt.

Ông trời cũng khéo thử thách con người, bởi sau bốn tháng miệt mài bên đồng ruộng, thời điểm thu hoạch lúa vụ chiêm lại là lúc thời tiết khắc nghiệt nhất, đất trời bỏng rát, nắng cháy. Mặc cái nắng thiêu đốt, những bóng áo nâu, những chiếc nón trắng vẫn nhấp nhô trong niềm hân hoan mùa gặt.

Ngày mùa, bà và mẹ ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn để chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà và những người làm giúp. Bố và ông thì bận rộn mài dũa nông cụ cho thật sắc bén, rồi tranh thủ vá những cót thóc bị lũ chuột phá hỏng từ vụ trước để mấy nữa đựng những “hạt vàng”. Ba anh em tôi thì được giao nhiệm vụ đun nước mang ra đồng. Mẹ bảo, ngày nắng háo nước, nên khi đun nước sôi phải cho thêm vài lá chè tươi hoặc một ít cây nhân trần vào cho thanh nhiệt.

Mùa gặt, ai cũng hối hả, tất bật. Ai cũng nhanh tay để thu kịp những “hạt ngọc trời” trước ngày dông bão.

Mùa thu hoạch lúa, vui nhất vẫn là bọn trẻ chúng tôi. Thời gian này cũng là thời gian tạm xa mái trường, bạn bè, nên từ tinh mơ đến khi trời tối mịt, những bước chân nhỏ cứ rộn ràng trên những cánh đồng xa, đầu trần, chân đất, tấm lưng mỏng cũng trần. Rơm được phơi kín, đường làng như một tấm nệm khổng lồ, những thân hình đen trũi lăn lộn. Thôi thì đủ trò, nào là trồng cây chuối, đấu vật, chơi âm ư. Bà và mẹ mỗi lần gánh thóc ngang qua lại mắng không cho chơi vì dễ bị rặm, ngứa. Bị mắng, đứa nào đứa ấy như con “chó con” lũn cũn rời “địa bàn”. Nhưng chỉ một lát thôi, khi bóng bà và mẹ đi khuất thì lũ quỷ lại đâu hoàn đó vật lộn, lăn lê.

Chơi chán chê, đứa nào đứa nấy mướt mải mồ hôi, mặt đỏ bừng. Hạ hỏa lúc này chỉ có một cách duy nhất là nhảy tùm xuống dòng suối đầu làng để tắm. Tiếng hò hét, cười đùa vang rộn cả một góc trời.

Hôm nay, trời thành phố thật nóng bức. Giờ cũng đang dịp gặt lúa vụ chiêm vùng thấp. Bỗng thèm được lăn lộn bên những đống rơm khô, thèm được ngửi mùi nước chè xanh, nước nhân trần ngai ngái. Cuộc sống chật chội, tôi lại thèm được là chú chim non tắm mát bên dòng.

http://baolaocai.vn/bai-viet/213012-nho-huong-ngay-mua

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.