Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương theo chu kỳ 5 năm

Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
 
Ảnh minh họa

Bộ NN&PTNT cho biết, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/5/2014, kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương được quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 15. Trong giai đoạn 2016-2020 các địa phương đã xây dựng và duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, tuy nhiên nội dung kế hoạch không thống nhất. Theo thống kê báo cáo, trong giai đoạn này có 56/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch, tuy nhiên chỉ có 42/63 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai 5 năm, còn lại xây dựng kế hoạch hằng năm. Rất ít tỉnh, thành phố có báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai hằng năm và cả giai đoạn về Bộ NN&PTNT.

Để giúp các địa phương thực hiện hiệu quả báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Trong đó hướng dẫn cụ thể kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Cụ thể, thông tư nêu rõ nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai bao gồm các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch; mục đích, yêu cầu; đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng; đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai; xác định đánh giá rủi ro thiên tai, các biện pháp phòng, chống thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai…

Trong đó nêu rõ, kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương được xây dựng và phê duyệt theo chu kỳ 5 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và được cập nhật, điều chỉnh hằng năm.

Sau khi kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp được phê duyệt, UBND các cấp báo cáo UBND, ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên. UBND cấp tỉnh báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ NN&PTNT và Bộ Quốc phòng để tổng hợp, chỉ đạo.

UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai hằng năm của địa phương. Nội dung báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp bao gồm: Tình hình, ảnh hưởng thiên tai tại địa phương; công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương; kết quả, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương và danh mục nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai tại địa phương; đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân; đề xuất, kiến nghị.

Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo được nêu rõ như sau: Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm tính từ ngày 15/12 năm trước năm báo cáo đến ngày 14/12 của năm báo cáo; thời hạn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ NN&PTNT, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chậm nhất vào ngày 25/12 năm báo cáo. UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình cụ thể và nội dung yêu cầu báo cáo để xác định thời hạn gửi báo cáo của UBND cấp huyện, cấp xã cho phù hợp.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2021.

https://baochinhphu.vn/Chinh-sach-moi/Xay-dung-ke-hoach-phong-chong-thien-tai-cac-cap-o-dia-phuong-theo-chu-ky-5-nam/436324.vgp

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023

Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; bổ sung quy định đánh giá, xếp loại chất lượng với cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2023.

Hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó quy định định việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc...

Cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước, vùng lãnh thổ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 14/8/2023 về việc áp dụng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước, vùng lãnh thổ; các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.

Hướng dẫn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo quy định tại Nghị định số 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Bãi bỏ 10 thông tư về tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức

Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-BNV bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công...