Xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tỉnh tại hội nghị trực tuyến với các địa phương đánh giá kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.

Dự hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tỉnh.

Quang cảnh hội nghị

Trong 6 tháng đầu năm 2021, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, đồng bộ, lồng ghép các chương trình, dự án hợp lý, tao hiệu quả trong đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2021. Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tiếp tục được người dân tích cực hưởng ứng, với khí thế mạnh mẽ. 6 tháng đầu năm 2021, UBND tỉnh đã công nhận 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 4 xã so với năm 2020, đạt 26,6% kế hoạch năm. Đến nay, toàn tỉnh đã có 61/127 xã duy trì và công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 1 xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Bình quân tiêu chí đạt 15,49 tiêu chí/xã (theo đánh giá của các huyện, thị xã, thành phố), đạt 95,91% kế hoạch năm; công nhận thêm 7 thôn kiểu mẫu, 3 thôn nông thôn mới, lũy kế đến nay toàn tỉnh công nhận được 141 thôn kiểu mẫu, 126 thôn nông thôn mới.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo về công tác xây dựng nông thôn mới.

Đối với công tác giảm nghèo, theo báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã, ước 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh giảm 2.619 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm nghèo là 1,5%/3%, đạt 50% kế hoạch năm; số hộ nghèo còn lại 11.703 hộ, chiếm 6,7% so với tổng số hộ trên địa bàn. Ước 6 tháng cuối năm 2021, toàn tỉnh giảm 5.238 hộ, tỷ lệ giảm nghèo là 3%, đạt 100% kế hoạch năm.

Cuộc họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương.

Hội nghị đã dành thời gian để các đại biểu phân tích, làm rõ những khó khăn đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh. Các ý kiến cho rằng, khó khăn lớn nhất chính là dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, đã làm ảnh hưởng đến việc huy động nhân lực tham gia xây dựng nông thôn mới, cũng như thu nhập của người dân. Nguồn vốn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021 và cả giai đoạn chưa được phê duyệt. Đặc biệt, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực II, khu vực III, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã tác động rất lớn đến người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn khi một số chính sách không được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Một số địa phương mới chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, cải thiện môi trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhấn mạnh: Trong khi chờ đợi nguồn lực phân bổ của Trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia, thì Lào Cai cần nghiên cứu, có cách làm mới, mang tính đột phá. Thực tế cho thấy, nhiều tiêu chí đã thực hiện cách đây 5 năm, hiện vẫn đang triển khai áp dụng dường như không còn phù hợp. Chủ tịch UBND tỉnh lấy dẫn chứng: Đơn cử như tiêu chí giao thông nông thôn, việc đổ bê tông mặt đường nông thôn rộng 3 m như trước, hiện không phù hợp với sự phát triển, bởi cuộc sống của người dân đã thay đổi, phương tiện đi lại nhiều hơn, hạ tầng giao thông nông thôn đang trở nên quá tải, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Trên tinh thần kế thừa những cách làm của giai đoạn trước, chúng ta phải có những cách làm sáng tạo, tạo không khí mới; xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh phải rà soát lại 61 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, kịp thời nâng cao các tiêu chí mới ở mức tối thiểu, để các xã này “không bị bỏ lại phía sau”.

Một trong những nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đó là việc đánh giá các xã hoàn thành nông thôn mới phải nghiêm túc, không chạy theo thành tích, nếu chưa đảm bảo thì có thể lùi thời gian để các tiêu chí đảm bảo độ “chín” rồi mới đánh giá.

Trong xây dựng nông thôn mới phải ưu tiên hàng đầu là đảm bảo thu nhập cho người dân; phải đánh giá đầy đủ các yếu tố cấu thành thu nhập của người dân.

Tiếp tục phát động các phong trào thi đua trong xây dựng nông thôn mới, nhất là phong trào thi đua đặc thù, ấn tượng trong công tác giảm nghèo bền vững.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, các cấp, các ngành phải thể hiện quyết tâm cao để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; trong đó, tập trung thực hiện tốt chiến lược phát triển nông nghiệp và chiến lược lao động, việc làm.

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng, trong đó tập trung vào 4 nội dung: Đường giao thông, điện lưới, viễn thông, nhà ở dân cư.

Đánh giá việc phân công lãnh đạo các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã nông thôn mới và lấy đó làm tiêu chí xếp loại thi đua của năm.

Tập trung xây dựng 91 xã xây dựng nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh và các thôn, bản biên giới để đảm bảo sự đầu tư hợp lý giữa các vùng, địa phương.

Về nguồn lực đầu tư, tỉnh chỉ quản lý về đầu danh mục, còn ngân sách do các huyện trực tiếp quản lý, triển khai và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. “Trong điều kiện các chính sách của Trung ương thay đổi, nguồn lực hỗ trợ bị cắt giảm, chúng ta cần xác định phải tự chủ, tự khắc phục, tự vươn lên để triển khai thực hiện”, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

 

http://baolaocai.vn/bai-viet/213381-xay-dung-nong-thon-moi-phai-di-vao-thuc-chat

Theo Thanh Nam/LCĐT

Tin Liên Quan

Xã Tân Thượng phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024

Với chủ đề “Sách và khát vọng phát triển”, chiều 16/4, UBND xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn đã tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ III năm 2024.

Si Ma Cai tập trung phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân

Si Ma Cai xác định cây, con chủ lực của huyện đó là cây Lê, Mận, dược liệu và 3 con trâu, bò, lợn đen là thế mạnh của địa phương để tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sức trẻ trong xây dựng nông thôn mới

Với sức trẻ, nhiệt huyết, lực lượng đoàn viên, thanh niên đã xung kích đi đầu, góp phần cùng với đảng bộ, chính quyền và người dân các địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2023, Nhân dân Bảo Yên đóng góp hơn 11 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/1, huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và Nghị quyết 10-NQ/TU năm 2023, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2024.

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Huyện đoàn Bát Xát giành giải Nhất Hội thi “Tuổi trẻ Lào Cai tham gia xây dựng nông thôn mới” năm 2023

Vì lợi ích của cộng đồng thì nên làm

Trong xây dựng nông thôn mới, nhiều công trình cần đến sự tình nguyện đóng góp công sức, tiền của người dân. Thời gian qua, ở một số địa phương của tỉnh Lào Cai đã có không ít hộ dân chủ động, tự nguyện hiến đất, đóng góp tiền của, tài sản trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Ông Hoàng...