Văn Bàn: Thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội

Là huyện có nhiều tiềm năng lợi thế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, để kết nối giao thương và tạo nên sức bật cho các ngành kinh tế, Văn Bàn đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực đầu vào phát triển kinh tế - xã hội.

Yếu tố quan trọng được Đảng bộ, chính quyền huyện Văn Bàn quan tâm chỉ đạo đó là chú trọng phát huy nội lực, tiềm năng thế mạnh địa phương đồng thời tạo môi trường thuận lợi thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển. Hơn 146 tỷ đồng là kinh phí cho triển khai thực hiện các đề án, trong đó ưu tiên bố trí xây dựng nông thôn mới, phát triển nông lâm nghiệp, mạng lưới đô thị, giáo dục đào tạo, giảm nghèo bền vững, nâng cao đười sống vật chất tinh thần cho nhân dân.

Huyện Văn Bàn đã triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện, đảm bảo theo đúng quy định và tình hình thực tế của địa phương. Huy động vốn từ các chương trình dự án, thành phần kinh tế, tổ chức tài trợ. Bên cạnh đó huy động vốn trong nhân dân, vận động nhân dân tham gia giải phóng mặt bằng để tập trung xây dựng công trình trọng điểm. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương.

Một góc thị trấn Văn Bàn.

Kết quả tổng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển huyện Văn Bàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt gần 10 nghìn tỷ đồng. Trong đó vốn do các tổ chức tài trợ xây dựng công trình an sinh xã hội trên 27 tỷ đồng; Vốn của các doanh nghiệp hơn 6 nghìn tỷ đồng; Các nguồn vốn huy động khác hơn 1 nghìn tỷ đồng... Hết năm 2020, toàn huyện đã giảm 737 hộ nghèo (giảm 3,79%); GRDP trên địa bàn huyện đạt 78 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người 45,2 triệu đồng, tăng 13,6% so với năm 2019.

Kết quả đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp cơ sở, ngành và địa phương (DDCI), Văn Bàn có 03 năm liên tiếp (2017, 2019, 2020) đứng ở vị trí thứ Nhất, thuộc nhóm “Rất tốt” về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Đây là sự nỗ lực rất lớn của huyện này trong việc cùng với tỉnh cải thiện chỉ số cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Năm 2021, huyện Văn Bàn tiếp tục chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương theo quan điểm thống nhất “Chính quyền tận tâm – Doanh nghiệp tận lực”,  tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương.

Nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Văn Bàn đề ra hai lĩnh vực đột phá đó là phát triển giao thông, xây dựng hạ tầng đô thị và quy hoạch sắp xếp dân cư nông thôn, hướng đến mục tiêu đưa Văn Bàn trở thành huyện phát triển Khá của tỉnh Lào Cai. Do đó giải pháp nền tảng để triển khai thực hiện là tăng cường xã hội hóa các nguồn lực đầu tư. Chú trọng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp sạch và du lịch cộng đồng. Văn Bàn tập trung mạnh khai thác quỹ đất vừa tăng thu cho ngân sách Nhà nước từ đó kêu gọi đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Như phát triển vùng trồng cây ăn quả tại các xã phía Nam, cây dược liệu tại các xã phía Tây, vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng măng gắn với chế biến sản xuất... Tăng cường quảng bá, giới thiệu về mảnh đất Văn Bàn cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, việc phát triển mạnh hạ tầng đô thị sẽ tạo bước đột phá mới để thu hút các nguồn lực đầu tư vào khu công nghiệp sạch tại Võ Lao, chuỗi du lịch tâm linh tại Đền Đông Cuông - Bảo Hà - Tân An - Chiềng Ken gắn với du lịch sinh thái Thác Bay – Liêm Phú sẽ là điểm nhấn để Văn Bàn để phát triển kinh tế - xã hội./.

Xuân Huệ

Tin Liên Quan

Triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch năm 2024

Ngày 12/3/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND về triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và quảng bá du lịch tỉnh Lào Cai năm 2024.

Ký kết hợp tác trong lĩnh vực quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp

Chiều 9/3, tại thành phố Lào Cai, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế thành phố Hải Phòng về một số nội dung hợp tác thuộc phạm vi quản lý trong các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn hai địa phương.

Xuất - nhập khẩu: Chờ đợi sự khởi sắc

Năm 2024, Lào Cai phấn đấu giá trị kim ngạch xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 4,5 tỷ USD, tăng 264% so với năm 2023. Không phải ngẫu nhiên đặt ra mục tiêu như vậy, bởi thực tế đang có nhiều cơ hội và sự khởi sắc đối với hoạt động xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Lào Cai: Tạo sức bật trong thu hút đầu tư

Với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”, nắm chắc những lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng biên, tỉnh Lào Cai đã và đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển hạ tầng, khơi thông điểm nghẽn về logictics, huy...

Thúc đẩy kết nối hạ tầng giao thông Lào Cai (Việt Nam) - Vân Nam (Trung Quốc)

Chiều 12/12, bên lề hội nghị triển khai triển khai nghị quyết của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường thông báo một tin vui khi Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc chính thức ký Nghị...

Trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Với vị trí “cửa ngõ” trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam), những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung phát huy lợi thế riêng có để phấn đấu trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.