Nhà giàn DK1: Bảo vệ vững chắc thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc

Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra chỉ thị về việc xây dựng cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ (đơn vị tiền thân của Tiểu đoàn DK1) tại khu vực các bãi đá ngầm trên thềm lục địa phía Đông Nam thuộc sự quản lý hành chính của Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

Việc thành lập DK1 là chủ trương đúng đắn, sáng suốt, đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.

Thực hiện chức năng bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên khu vực thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Hải quân trên các nhà giàn ngày đêm trực canh quan sát sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ chủ quyền vùng biển được giao. Cùng với đó, các nhà giàn tổ chức thu thập các số liệu về khí hậu, thời tiết, thủy văn phục vụ nghiên cứu biển; làm chỗ dựa cho tàu thuyền của ta đánh bắt hải sản, khai thác khoáng sản; hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân ra đánh bắt hải sản và tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Tiểu đoàn DK1 ra đời trong thời điểm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc có nhiều diễn biến căng thẳng, phức tạp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Hải quân, trực tiếp là Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn 171 (giai đoạn 1989-2009), Bộ Tư lệnh Vùng 2 (giai đoạn 2009 đến nay), Tiểu đoàn DK1 vừa sẵn sàng chiến đấu vừa khắc phục khó khăn xây dựng, trưởng thành, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Dưới đây là một số hình ảnh về công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn DK1:

Toàn Tiểu đoàn luôn làm tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao
Đổi mới toàn diện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu
Toàn tiểu đoàn luôn xác định rõ phương hướng, mục tiêu, yêu cầu huấn luyện
Chuyển hàng lên nhà giàn
Lễ Chào cờ trên Nhà giàn DK1-11
 Nhà giàn DK1 chống chọi với cơn bão số 16 năm 2017

Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn DK1 luôn vững vàng nơi đầu sóng, hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao

https://dangcongsan.vn/quoc-phong-an-ninh/nha-gian-dk1-bao-ve-vung-chac-them-luc-dia-phia-nam-cua-to-quoc-584667.html

 

Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển.

Bát Xát: Đồng bào dân tộc thiểu số bảo vệ chủ quyền, biên giới

Thời gian qua, huyện Bát Xát đã đẩy mạnh tuyên truyền đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Hiện thực hóa các mục tiêu trong khai thác, quản lý tài nguyên biển

Ngày 3/4/2023, Chính phủ ban hành "Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050", với nhiều mục tiêu quan trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm hiện thực hóa các mục tiêu mà...

Hành trình của sự trưởng thành

Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" năm 2023 đã đưa gần 200 đại biểu đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), mang theo sự sôi nổi, bầu nhiệt huyết và những tình cảm chân thành nhất của sinh viên cả nước đến với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đầu sóng, ngọn gió.

Thông cáo chung Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia

Báo Nhân Dân xin giới thiệu toàn văn Thông cáo chung Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 12 được tổ chức tại tỉnh Tây Ninh ngày 25/4.

Chiến lược khai thác, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 3/4/2023 phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược).