Xếp hạng Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 về việc xếp hạng Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn, thôn Nà Chí Phàng, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn nằm trên đỉnh núi đá.

Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn là công trình kiến trúc quân sự được xây dựng bằng đá vào những năm giữa thế kỉ XIX, được nhân dân địa phương quen gọi bằng cái tên Thành cổ Giàng Chẩn Mìn, theo tên của người khởi xướng xây dựng thành cổ. Ông cùng nhân dân trong vùng xây dựng khu vực thành lũy chống giặc Pháp xâm lược.

Qua thời gian, chịu ảnh hưởng của thời tiết và chiến tranh, công trình giờ chỉ là phế tích, nhưng những chi tiết của kiến trúc ghi dấu lịch sử, văn hóa vẫn hiển hiện rõ nét, như đoạn thành chính dài khoảng 173m được vắt ngang giữa hai khe núi Láo Chín Sáng với núi Háng Chà. Thành kè đá còn khá kiên cố và chắc chắn, điểm cao nhất 2,2m. Chân thành rộng trung bình 1,2m. Kỹ thuật xếp đá cũng rất đặc trưng, do xếp theo địa hình, nên thành không xếp thành một đường thẳng mà có những đoạn nối liền với những khối đá tự nhiên.

Lãnh đạo huyện Si Ma Cai khảo sát Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn. (Ảnh tư liệu)

Yêu quý và kính phục Giàng Chẩn Mìn, nhân dân địa phương đã chôn cất ông ngay trong thành lũy cổ. Ngôi mộ dài 7,5m, cao 2,2m, rộng 5,0m. Cửa mộ được làm bằng những tấm đá ghép lại trên đó khắc chữ Nho, trên cửa tạo mái có trang trí hoa văn chằn dải và hoa cúc.

UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Si Ma Cai xây dựng phương án bảo vệ, quản lý, tu bổ và sử dụng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Phế tích Thành cổ Lùng Thẩn theo quy định hiện hành của nhà nước.

https://baolaocai.vn/bai-viet/346407-xep-hang-phe-tich-thanh-co-lung-than-la-di-tich-lich-su--van-hoa-cap-tinh

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.

Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa

Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.