Giữ gìn nghề dệt vải truyền thống của người La Chí

Người La Chí là dân tộc thiểu số sinh sống tại xã Nậm Khánh (huyện Bắc Hà), đến nay vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo. Một trong số đó là trang phục truyền thống của đồng bào nơi đây. Đặc biệt, phụ nữ La Chí ở Nậm Khánh vẫn tự trồng bông, dệt và may trang phục cho các thành viên trong gia đình.

Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, bà Vàng Thị Nề ở thôn Nậm Khánh lại cùng các thành viên trong gia đình tách hạt bông, phơi khô rồi bật cho tơi, cuộn thành từng thỏi nhỏ, sau đó kéo sợi để chuẩn bị dệt vải may quần áo. Từ những dụng cụ thô sơ, bằng đôi tay khéo léo, họ đã tạo ra những sản phẩm dệt với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng giá trị văn hóa của tộc người La Chí. Bà Vàng Thị Nề nói: Đây là nghề truyền thống của dân tộc nên tôi luôn cố gắng giữ gìn và truyền dạy cho con cháu.

Công đoạn cán bông, xe sợi.

Cùng với nếp nhà sàn và các phong tục truyền thống thì trồng bông, dệt vải may áo là bản sắc riêng của phụ nữ La Chí ở xã Nậm Khánh. Nhận thức được điều đó nên ngay từ khi còn nhỏ, em Vàng Thị Đài ở thôn Nậm Khánh đã được bà và mẹ dạy cách dệt vải, thêu thùa, may vá để có thể làm được những bộ trang phục cho riêng mình. Vàng Thị Đài tâm sự: Khi mới 5 - 6 tuổi, em và nhiều bạn khác đã theo mẹ lên nương trồng bông, lớn hơn một chút được bà và mẹ, các chị dạy tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ để có thể tự dệt vải, thêu thùa và may những bộ trang phục cho riêng mình. Hiện nay, dù quần áo may sẵn bày bán rất nhiều ở các chợ phiên nhưng em vẫn thích mặc trang phục của dân tộc mình hơn vì rất đẹp, khi mặc thấy thoải mái hơn...

Hiện nay, đồng bào La Chí ở xã Nậm Khánh sinh sống chủ yếu tại thôn Nậm Khánh (97%). Việc thêu thùa, may vá là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá phẩm chất, đạo đức, sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ La Chí. Trên các sản phẩm dệt của tộc người này có rất nhiều mẫu hoa văn đẹp, thể hiện sự sáng tạo trên từng đường kim, mũi chỉ của phụ nữ, trong đó phổ biến nhất là hoa văn thêu chỉ và hoa văn ghép vải. Các mẫu hoa văn hình tam giác, hình chấm tròn, hình quả trám kết hợp với các đường viền, chủ yếu được thêu ở 2 bên cổ áo và yếm, tạo nên sự mềm mại cho bộ trang phục của phái nữ. Để làm ra một cái áo mất nhiều thời gian và công sức bởi tất cả phải làm thủ công.

Thiếu nữ La Chí phấn khởi khi được người lớn truyền dạy kỹ thuật thêu áo.

Đàn ông và phụ nữ La Chí đều mặc trang phục màu đen. Qua mỗi chiếc áo, chiếc khăn hoặc mũ, phụ nữ La Chí thể hiện sự khéo léo cũng như gửi gắm tình cảm cho người thân, giúp mọi người gần gũi, yêu thương nhau hơn. Đây cũng là cách để các thế hệ người La Chí ở Nậm Khánh lưu giữ được nghề dệt truyền thống như gìn giữ biểu tượng văn hóa của dân tộc mình.

https://baolaocai.vn/bai-viet/346567-giu-gin-nghe-det-vai-truyen-thong-cua-nguoi-la-chi

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.