Chiến dịch tiêm vaccine tăng tốc tại nhiều nước

Thái Lan đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 cho khoảng 70% dân số vào cuối năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng hiện đang ở mức 700.000 liều/ngày. Bộ Giáo dục Thái Lan công bố lịch trình tiêm chủng cho học sinh từ 12 - 18 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan cũng xem xét đề xuất tiêm vaccine cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên.

Người dân chờ tiêm vaccine tại Philippines. Ảnh REUTERS

Ðể phục vụ mục tiêu tăng tốc tiêm chủng, Indonesia vừa nhận 2,6 triệu liều vaccine của hãng Pfizer từ Mỹ và gần 1 triệu liều của Moderna từ Pháp thông qua cơ chế COVAX. Nhà trắng cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ chuyển thêm 2,58 triệu liều vaccine do hai Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Ðức) hợp tác sản xuất tới Philippines thông qua cơ chế COVAX.

Nhiều nước châu Âu sử dụng biện pháp mạnh để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm sớm khống chế dịch.

Chính phủ Pháp cho biết, khoảng 3.000 nhân viên tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão và trung tâm y tế bị buộc thôi việc do không tuân thủ quy định tiêm vaccine phòng Covid-19. Thúc đẩy chiến lược “sống chung an toàn với Covid-19”, Chính phủ Italia đã phê chuẩn sắc lệnh mới, bắt buộc tất cả nhân viên công vụ và người lao động trong khu vực tư nhân phải có “thẻ xanh Covid-19”.

Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch khuyến cáo những người mắc Covid-19 vẫn cần tiêm phòng. Theo các chuyên gia dịch tễ học Mỹ, người từng mắc Covid-19 có thể không tái nhiễm trong khoảng sáu tháng sau đó. Tuy nhiên, nếu tái nhiễm, sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng. Hãng hàng không United Airlines của Mỹ cho biết sau khi áp đặt các biện pháp cứng rắn đối với những nhân viên từ chối tiêm vaccine, gần 90% nhân viên của hãng đã có chứng nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 trước hạn chót.

Các lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức đa phương khác ra tuyên bố chung kêu gọi các nước có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 cao tăng cường hỗ trợ vaccine cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Các tổ chức đa phương lo ngại khó có thể hoàn thành mục tiêu ít nhất 40% dân số tại mỗi nước trên thế giới được tiêm phòng Covid-19 vào cuối năm nay, nếu không có những hành động khẩn cấp.

Chiến dịch tiêm vắc-xin tăng tốc tại nhiều nước -0
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân tại Ishoej, Ðan Mạch. Ảnh AFP
Theo Báo Nhân Dân

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.