Độc đáo nghi lễ Then cốm của người Giáy xã Quang Kim

Then cốm là một nét văn hóa truyền thống mang tính nhân văn sâu sắc được người Giáy coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác. Mục đích của nghi lễ Then là dâng những hạt cốm đầu mùa cho thần linh, tổ tiên và rước hồn lúa về nhà, về kho, chờ một mùa vụ mới bội thu tiếp theo. Đây cũng là dịp thể hiện những ước vọng của con người có sức khỏe, mùa màng bội thu, vật nuôi phát triển.

Nghi lễ Then cốm của người Giáy xã Quang Kim (Bát Xát) được tổ chức dịp rằm tháng 9 và phải chọn ngày Dần, ngày Ngọ để thực hiện. Đây được coi là 1 trong 3 nghi lễ trọng đại nhất của người Giáy trong năm (cùng với ngày rằm tháng 7 và ngày mùng 3 tháng Giêng).

Trước ngày diễn ra nghi lễ, những phụ nữ trong gia đình sẽ ra đồng gặt những bông lúa nếp mẩy, đều hạt nhất.

Bông lúa nếp mới được lựa chọn tuốt hạt để rang cốm, còn lại bó gọn gàng để dâng lên thần linh và tổ tiên.

Cốm được giã thủ công bằng cối đá...

… rồi đưa vào chảo rang. Chảo rang cốm nhất thiết phải là chảo gang đúc, xung quanh được đắp bằng xỉ than và đun bằng củi nhỏ lửa.

Phụ nữ chuẩn bị tiền vàng để dâng lễ.

Lễ cúng được thực hiện tại bàn thờ thổ địa và bàn thờ tổ tiên trong nhà do thầy then chủ trì.

Sau phần lễ thành kính được thực hiện xong, thầy mo sẽ tung những hạt cốm lên cao với dụng ý mời chim én, ngựa (hai con vật thiêng dẫn đường cho các thần linh) thưởng thức.

Sau đó, mọi người sẽ cùng nhau nhảy múa điệu múa khăn của người Giáy trong tiếng nhạc ngựa rộn ràng.

Đây là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết quý trọng sức lao động, đạo lý, lối sống đúng mực ở đời. Vì thế, dù công việc bận rộn đến đâu, con cháu vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về sum vầy cùng gia đình trong ngày diễn ra nghi lễ Then cốm.

https://baolaocai.vn/bai-viet/348629-doc-dao-nghi-le-then-com-cua-nguoi-giay-xa-quang-kim

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.