Đồn Bắc Hà được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định số 3753/QĐ-UBND ngày 22/10 quyết định về việc xếp hạng Đồn Bắc Hà là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Di tích Đồn Bắc Hà. (Ảnh tư liệu)

Đồn Bắc Hà là một công trình đồn trú quân sự có quy mô lớn trong hệ thống đồn trú của thực dân Pháp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Các công trình trong Đồn Bắc Hà được bố trí, sắp xếp theo hình xoáy ốc từ thấp lên cao, với lớp tường rào bằng dây thép gai bên ngoài cùng, tiếp đến là lớp tường thành bảo vệ, bao quanh đồn có nhiều chòi canh gác cùng lối ra vào. Bên trong đồn có nhiều kiến trúc với chức năng khác nhau, hình thành nên hệ thống khép kín nhằm phục vụ quân Pháp khi chiếm đóng tại Bắc Hà.

Trong suốt quá trình xâm chiếm thực địa tại Bắc Hà, thực dân Pháp đã sử dụng công trình quân sự này làm trung tâm hành chính để điều hành toàn bộ hoạt động chính trị, quân sự của cả vùng, đồng thời làm bàn đạp để đánh chiếm sang Hà Giang. Đến năm 1950, huyện Bắc Hà được giải phóng, chấm dứt chế độ đô hộ của thực dân Pháp, đồng thời xóa bỏ vai trò của Đồn Bắc Hà.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, hiện tại, các công trình thuộc di tích Đồn Bắc Hà đã bị phá hủy gần hết, chỉ còn lại một số hạng mục như lô cốt, bể nước 3 ngăn ở trung tâm đỉnh đồi, một đường hầm ở phía Nam di tích và hệ thống kè móng bao quanh đồn. Một số hạng mục chỉ còn lại dấu tích của nền móng như nhà Quan Ba, chuồng ngựa, nhà lính,…

Việc công nhận Đồn Bắc Hà là Di tích lịch sử cấp tỉnh rất có ý nghĩa, không chỉ thu hút đông đảo du khách tới tham quan, khám phá, mà còn được xem là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

https://baolaocai.vn/bai-viet/348704-don-bac-ha-duoc-cong-nhan-la-di-tich-lich-su-van-hoa-cap-tinh

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.