Việt Nam - điểm sáng trong quá trình phục hồi chuỗi cung ứng Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á đang chạy đua để khôi phục hoàn toàn chuỗi cung ứng sau nhiều tháng nhà máy ngừng hoạt động và cắt giảm sản xuất do dịch COVID-19, trong đó Việt Nam cũng nhanh chóng làm quen với trạng thái "bình thường mới" với việc nhiều doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Đây là nhận định của bài viết vừa được đăng tải trên báo Nikkei của Nhật Bản.
Ảnh: Reuters
 

Theo tác giả bài viết, một loạt công ty da giày và điện tử đã nhanh chóng trở lại làm việc. Khoảng 200 nhà máy tại Việt Nam ký hợp đồng sản xuất quần áo thể thao cho Nike đã hoạt động trở lại.

TTXVN cho biết, bài viết dẫn lời Giám đốc điều hành một khu công nghiệp ở TPHCM cho biết các nhà máy do Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc và Intel của Mỹ điều hành sẽ "hỗ trợ để các cơ sở của cả hai công ty hoạt động trở lại trong tháng 11 này". Các công ty sản xuất linh kiện điện tử thiết yếu cho ngành công nghiệp ô tô cũng đang hoạt động mạnh mẽ trở lại, giúp giải tỏa phần nào quan ngại của các nhà sản xuất trên toàn cầu.

Công ty Furukawa Electric của Nhật Bản dự kiến hoạt động trở lại hết công suất tại các nhà máy ở Việt Nam. Ba nhà máy của công ty tại đây sản xuất dây dẫn điện cho ô tô, riêng cơ sở tại TPHCM đã có khoảng 8.000 công nhân. Chủ tịch của Furukawa Electric, Keiichi Kobayashi cho biết các nhà máy đang dần đáp ứng trở lại các yêu cầu từ khách hàng. Do các biện pháp chống dịch của Chính phủ, ở một số thời điểm, sản xuất tại các cơ sở ở Việt Nam đã giảm đáng kể, song kể từ tháng 10 - thời điểm các địa phương mở cửa trở lại, công suất tại cả ba nhà máy đang từng bước phục hồi.

Tác động từ dịch COVID-19 gây tổn hại đặc biệt đến ngành công nghiệp ô tô của Đông Nam Á. Việt Nam tập trung nhiều nhà máy sản xuất dây dẫn điện, trong khi Malaysia là trung tâm sản xuất linh kiện bán dẫn cho ô tô.

Năm 2019, Việt Nam cung cấp khoảng 40% dây dẫn điện cho ô tô nhập khẩu vào Nhật Bản. Các nhà cung cấp Yazaki và Sumitomo Electric Industries cũng đang khôi phục sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ phục hồi lĩnh vực sản xuất ô tô của Nhật Bản.

http://baochinhphu.vn/Quocte/Viet-Nam-diem-sang-trong-qua-trinh-phuc-hoi-chuoi-cung-ung-Dong-Nam-A/452632.vgp

theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Hợp tác số toàn cầu: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác cơ hội kinh doanh sản phẩm, giải pháp ra nước ngoài, sáng 26/3/2024 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị lần hai về hợp tác số toàn cầu với chủ đề “Cơ hội của doanh nghiệp công...

Hội An là điểm du lịch một mình an toàn nhất thế giới

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp.

Thúc đẩy phát triển giáo dục Việt Nam thông qua các chương trình quốc tế

Để thực hiện mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực nhằm phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã xác định tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục tại Việt...

Việt Nam – New Zealand ký kết các văn kiện hợp tác quan trọng

Sáng 11/3, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác.

Bốn thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thúc đẩy bình đẳng giới

Theo bà Caroline T. Nyamayemombe, Trưởng Đại diện của Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam luôn duy trì động lực thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được 4 thành tựu nổi bật trong thời gian qua.

Phó Chủ tịch nước gặp mặt các nữ Đại sứ, Trưởng đại diện tổ chức quốc tế

Sáng 6/3, tại Bắc Ninh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chủ trì buổi gặp mặt các nữ Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.