Độc đáo ngôi nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Về xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), du khách sẽ thấy thấp thoáng dưới tán cọ là những nếp nhà sàn truyền thống vững chãi và cổ kính của đồng bào Tày. Nhìn từ xa, ngôi nhà sàn của người Tày như cây nấm khổng lồ, khiến cho bản làng Tày toát lên vẻ đẹp rất riêng, hòa hợp với thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Nhà sàn truyền thống.

Không giống với phương cách sống du canh, du cư của nhiều dân tộc thiểu số khác, người Tày luôn có tư tưởng ổn định nơi ở, từ đó mới tính chuyện làm kinh tế. Từ quan niệm đó đã hình thành nên nét độc đáo trong kiến trúc nhà sàn. Ngôi nhà sàn không chỉ là nơi cư ngụ truyền thống của gia đình, dòng họ người Tày mà còn là “cái nôi” diễn ra sinh hoạt văn hóa và thờ cúng tổ tiên.

Theo quan niệm từ cha ông để lại, người Tày rất coi trọng nơi đặt nhà, hướng nhà phải trùng với hướng núi, rộng, thoáng và đặt làm sao cho hài hòa với thiên nhiên, đặc biệt phải gần nguồn nước. Do đó, những ngôi nhà sàn của đồng bào Tày Nghĩa Đô đều đặt ở địa thế cao ráo, thoáng mát, lưng tựa vào núi, mặt quay ra suối hoặc cánh đồng. Cho đến nay, người Tày Nghĩa Đô đã qua 5 “thế hệ” nhà đó là: lều, nhà lều, nhà quan ma, nhà cai tư, nhà con thong có một hành lang chạy dọc theo sàn nhà.

Theo tập quán dựng nhà từ xưa, người Tày dựng gian nhà theo số lẻ 3,5,7; kiêng dùng số chẵn, nhất là nhà 4 gian vì trùng với số tử (sinh, lão, bệnh, tử). Trong ngôi nhà có bố trí trong, ngoài, trên, dưới, vị trí trang trọng nhất làm nơi thờ gia tiên. Đồng bào Tày Nghĩa Đô đặt bếp nấu ăn ở gian chính giữa nhà, đây là bếp chính dùng để tiếp khách và là nơi giữ lửa cho các bếp khác cũng như sưởi ấm cho cả gia đình; khuôn bếp chính giữa rộng tầm 1,2 m, thờ thần lửa ở 4 góc. Nhiều nhà còn lắp một khuôn bếp phụ ở gian trái trong của ngôi nhà, chủ yếu để các cụ già dùng, một dựng ở gian riêng để chế biến thức ăn. Cầu thang lên nhà sàn làm bằng gỗ và thường có 9 bậc, mỗi bậc tượng trưng cho một vía của người phụ nữ Tày. Khi đón khách quý, chủ nhà phải xuống tận chân cầu thang chào mời khách lên nhà.

Bản làng của đồng bào Tày ở Nghĩa Đô.

Ngôi nhà sàn với những vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày được coi là “di sản văn hóa” của người Tày, thể hiện rõ nét độc đáo và đặc sắc, đây vừa là tổ ấm của mỗi gia đình, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết của cả cộng đồng. Những ngôi nhà sàn còn là điểm nhấn đặc biệt đối với du khách khi đến với Nghĩa Đô. Hiện nay, Nghĩa Đô còn khoảng 84% nhà sàn trên tổng số nhà ở trên địa bàn. Một số ngôi nhà đã được xây dựng bằng vật liệu xi măng nhưng vẫn mang kiến trúc nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày. Đây cũng được xem như một địa điểm chek-in lý tưởng của du khách trong hành trình khám phá mảnh đất Nghĩa Đô thanh bình...

https://baolaocai.vn/bai-viet/350110-doc-dao-ngoi-nha-san-truyen-thong-o-nghia-do

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.