Hình tượng cây thông trong đời sống người Dao đỏ

Ở vùng cao Lào Cai, cây thông gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đời sống văn hóa tinh thần của người Dao đỏ, họ sử dụng hình tượng cây thông để trang trí, tạo hình trên y phục và trang sức với ý nghĩa mong ước cho con người được trường thọ, có sức mạnh.
Hình cây thông trên ấn sau lưng áo.

Dân tộc Dao nói chung và tộc người Dao đỏ nói riêng rất coi trọng hình tượng cây thông, bởi cây thông tượng trưng cho sự trường thọ, sức mạnh. Khi làm ra các bộ trang phục truyền thống, người Dao đỏ thêu nhiều hình cây thông trang trí trên chiếc tạp dề, trên ống quần và trên dấu áo của nam và nữ, vừa trang trí, làm đẹp cho người mặc, vừa có ý nghĩa về mặt văn hóa.

Hoa văn cây thông trên khăn đội đầu.

Người Dao đỏ có câu thành ngữ: “Con gái không biết thêu thùa làm trang phục, con gái ế. Con gái giỏi thêu thùa làm trang phục, con gái đắt chồng”, ý nói con gái người Dao đỏ giỏi thêu thùa làm trang phục sẽ được nhiều chàng trai tìm hiểu, lựa chọn làm vợ, sống lâu trăm tuổi. Vì thế, trẻ em gái ngay từ lúc 6 - 7 tuổi đã được bà và mẹ dạy biết cầm kim thêu chỉ màu để tạo nên những tấm thổ cẩm đặc trưng của người Dao đỏ. Khi lớn hơn, các cô gái đã thành thục việc tạo ra bộ y phục cho riêng mình và cho chồng. Trước khi cưới, nhà trai mang vải và chỉ đến để trong 1 năm cô gái thêu thùa, cắt may cho mình 1 - 2 bộ y phục mang về nhà chồng sử dụng. Dĩ nhiên, trên chiếc áo, quần họ mặc tùy theo từng vị trí, họ thêu trang trí tạo hình nghệ thuật hình cây thông trên ống quần, dấu ấn đằng sau lưng áo, trên chiếc tạp dề… tạo thành một mảng màu lớn với nhiều sắc màu. Các họa tiết, hoa văn trang trí làm nổi bật bộ y phục của người Dao đỏ.

Hoa văn cây thông trên viền tay áo của người Dao đỏ.

Kết hợp với y phục là việc sử dụng các trang sức bạc tạo nên giá trị vật chất của bộ trang phục. Người Dao đỏ hiện nay vẫn lưu giữ nghề chạm khắc bạc, tạo ra các sản phẩm vòng bạc, nhẫn, hoa tai, vòng tay, cúc, chuông bạc... và đặc biệt là các hình lá bạc làm giống hình cây thông. Hình lá bạc này được người Dao đỏ sử dụng nhiều trong đám cưới, đám cấp sắc, nhà nào cũng phải có ít nhất 2 lá thông bạc trở nên. Quan niệm của người Dao đỏ coi bạc là tài sản có giá trị kinh tế, là trang sức làm đẹp, đồng thời có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Trang trí hình lá cây thông cắt bằng giấy.

Trong đời sống văn hóa, khi đón dâu vào nhà chồng, các ông mối, đoàn thợ kèn đều mặc bộ trang phục truyền thống. Các thầy dẫn đón dâu cuốn thêm miếng vải đỏ vắt chéo người, đính trên đó là chiếc lá thông bạc. Ở trong nhà treo vải đỏ khắp nhà và cắm các lá thông bạc với ý nghĩa ngăn chặn mọi cái xấu vào nhà nhằm cầu chúc cho cô dâu, chú rể có cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc. Trong lễ cấp sắc, khi đón thầy, chủ nhà sử dụng miếng vải đỏ đính lá thông để quàng qua người các thầy, thể hiện tình cảm trân trọng, đồng thời nhằm trừ tà, ngăn mọi thứ xấu bám theo các thầy vào nhà đám…

Hình tượng cây thông được sử dụng rất nhiều trong đời sống và có ý nghĩa, giá trị về vật chất cũng như tinh thần của người Dao đỏ.

https://baolaocai.vn/bai-viet/350484-hinh-tuong-cay-thong-trong-doi-song-nguoi-dao-do

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.