Thêm nhiều nước mở cửa hoàn toàn, thích ứng với đại dịch

Tính đến sáng 15/2, thế giới ghi nhận 413.729.864 ca nhiễm và 5.843.523 ca tử vong vì COVID-19. Sau hơn 2 năm ứng phó, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt, chủ động thích ứng để từng bước quay trở lại cuộc sống trước đại dịch.
 Một cặp đôi tận hưởng không khí lãng mạn của ngày Valentine 14/2/2022 tại thủ đô Paris (Pháp). Từ tháng 6/2021, Pháp đã bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời và đang tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch khi tình hình đang dần được cải thiện. (Ảnh cắt từ bản tin Africanews)

Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 15/2 cho thấy, hiện toàn thế giới có 335.492.484 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 72.393.857 ca bệnh đang điều trị thì có 72.308.441 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 85.416 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.  

Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 145.046.781 trường hợp, trong đó có 1.664.682 ca tử vong và 114.438.599 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm và tử vong mới vì COVID-19 tại châu Âu cao nhất thế giới, với lần lượt 1.664.682 và 2.9976 trường hợp. Trong 24 giờ qua, Nga dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới, với 180.456 trường hợp, tiếp theo sau là Đức với 127.449 trường hợp.

Trong những ngày qua, số ca mắc bệnh bắt đầu có dấu hiệu giảm mạnh trên quy mô toàn cầu. Trong đó, “tâm điểm” của dịch bệnh vẫn là châu Âu và châu Mỹ khi số ca mắc mới vẫn cao ở các nước thuộc các khu vực này. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nước đang tiếp tục phát đi những tín hiệu của cuộc sống bình thường mới, dựa trên mức độ kiểm soát dịch bệnh được cải thiện, bao gồm tỷ lệ tiêm chủng cao, số ca tử vong và số ca nhập viện giảm.

Trong bối cảnh làn sóng Omicron được dự báo sẽ giảm xuống trong những tuần tới, chính quyền liên bang và các bang ở Đức đang lên kế hoạch bãi bỏ dần nhiều biện pháp phòng dịch COVID-19. Truyền thông địa phương cho biết chính quyền 16 bang ở Đức đã nhất trí về một dự thảo nghị quyết nới lỏng các biện pháp phòng dịch trước thềm cuộc họp của chính quyền liên bang và các bang vào ngày 16/2 tới, theo đó từ ngày 20/3, những hạn chế sâu rộng đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ được bãi bỏ dần. 

Còn tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 15/2 là 93.248.625 trường hợp, trong đó có 1.366.014 ca tử vong. Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 79.454.285 ca nhiễm và 945.423 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 54.118 ca nhiễm mới COVID-19.

Chính quyền tỉnh Ontario - tỉnh đông dân nhất Canada mới đây thông báo quyết định dỡ bỏ hệ thống hộ chiếu vaccine kể từ ngày 1/3 tới, đồng thời đẩy nhanh giai đoạn II của tiến trình mở cửa trở lại nền kinh tế. Mặc dù vậy, các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn tiếp tục yêu cầu chứng nhận về việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

Đáng chú ý, các yêu cầu về việc đeo khẩu trang sẽ vẫn được chính quyền Ontario áp dụng vào thời điểm này. Tất cả các hạn chế về sức chứa trong các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và phòng tập thể dục sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 17/2.

Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 108.714.159 trường hợp, với 1.321.426 ca tử vong và 101.027.646 ca điều trị khỏi. Song song việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trong khu vực cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron.

Ngày 14/2, Ủy ban Giáo dục và Khoa học thuộc Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền đã soạn thảo dự thảo nghị quyết kêu gọi chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio cho phép các sinh viên nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản. Trong dự thảo nghị quyết này, LDP kêu gọi Chính phủ Nhật Bản ưu tiên cho phép các sinh viên nước ngoài nhập cảnh vào nước này bất kể họ là sinh viên tự trả học phí hay nhận học bổng của chính phủ, đồng thời không đưa các đối tượng này vào diện giới hạn số lượng nhập cảnh. Bên cạnh đó, dự thảo cũng kêu gọi Chính phủ dựa trên bằng chứng khoa học khi quyết định số ngày cách ly bắt buộc ở các cơ sở do Chính phủ chỉ định đối với các sinh viên nước ngoài sau khi nhập cảnh vào nước này.

Trong 24 giờ qua, châu Phi có thêm 8.804 ca nhiễm mới và 392 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 15/2 lần lượt là 11.343.310 và 245.1783 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.642.905 ca nhiễm COVID-19 và 97.250 ca tử vong vì dịch bệnh.

Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 27.326 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 19.799 ca. Hiện khu vực này có tổng số 3.151.485 trường hợp ca mắc COVID-19, với 7.095 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 2.921.718 ca, tiếp theo sau là Fiji với 63.509 ca./.

 
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...