AMRO: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ

Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,5% và đạt mức 7% vào năm 2023. Trong khi đó, lạm phát ở mức 3,4% trong năm nay và năm 2023 là 3%.
Triển vọng lạc quan của kinh tế khu vực ASEAN+3 - Ảnh 1.

Ước tính và dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN +3 năm 2022-2023. 

Ngày 12/4, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) công bố Báo cáo "Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN + 3 năm 2022", bản báo cáo hàng năm của tổ chức này.

Trong báo cáo nói trên, AMRO dự báo tăng trưởng GDP của ASEAN + 3  (gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) năm 2022 đạt 4,7%  và đạt mức 4,6% vào năm 2023. Trong đó, mức tăng trưởng của ASEAN năm 2022 là 5,1% và 5,2% vào năm 2023.

AMRO cho biết triển vọng tăng trưởng tích cực này được do tỉ lệ tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cao của khu vực. Điều này giúp giảm rủi ro sức khỏe cho người dân và các chính phủ nhanh chóng nới lỏng hạn chế, tạo thuận lợi phục hồi kinh tế.

Với Việt Nam, AMRO dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 6,5% và đạt mức 7% vào năm 2023. Trong khi đó, lạm phát ở mức 3,4% trong năm nay và năm 2023 là 3%.

Tuy nhiên, các chuyên gia AMRO cảnh báo trong ASEAN+3, rủi ro tài chính vẫn còn cao ở nhiều nền kinh tế do đại dịch. Các chính sách tài chính vĩ mô hiện tiếp tục được tập trung vào việc giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nếu sự phục hồi bị trì hoãn, nhiều doanh nghiệp và cá nhân hơn có thể gặp khó khăn về tài chính.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột ở Ukraine cũng là một nguy cơ đối với triển vọng kinh tế khu vực. Mặc dù các nền kinh tế ASEAN+3 có tiếp xúc trực tiếp hạn chế với Nga và Ukraine nhưng vẫn bị ảnh hưởng nếu cuộc xung đột kéo dài. Ngoài ra, những khó khăn kinh tế như chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, lạm phát toàn cầu cao hơn và tăng trưởng toàn cầu thấp hơn chắc chắn sẽ làm tổn hại đến xuất khẩu và tăng trưởng của ASEAN+3.

Cùng với đó, lạm phát tăng cao ở Mỹ đã khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ. FED đã tăng lãi suất mạnh hơn dự kiến và kéo theo đó là sự thắt chặt các điều kiện tài chính trên toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến lãi suất, dòng vốn và dẫn đến biến động thị trường tài chính trong khu vực.

TS. Hoe Ee Khor, Nhà kinh tế trưởng của AMRO khuyến cáo do các thiết lập chính sách toàn cầu ít hỗ trợ hơn vào năm 2022, các nhà hoạch định chính sách của ASEAN +3 sẽ phải thực hiện một hành động cân bằng quan trọng - tránh rút hỗ trợ chính sách sớm để duy trì sự phục hồi. Cùng với đó, tạo điều kiện cho việc phân bổ lại vốn. lao động cho các khu vực mới; mở rộng các lĩnh vực và khôi phục không gian chính sách để chuẩn bị cho các rủi ro trong tương lai.

Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) là một tổ chức quốc tế được thành lập nhằm góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của khu vực ASEAN + 3, bao gồm nước 10 thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nhiệm vụ của AMRO là tiến hành giám sát kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thực hiện thỏa thuận tài chính khu vực, đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên.

https://baochinhphu.vn/amro-kinh-te-viet-nam-se-phuc-hoi-manh-me-102220413090603457.htm

 

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Lào sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 trong năm 2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, hiện Lào đã sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy sự kết nối và tự cường”.

Khai mạc Diễn đàn chiến lược ASEAN-Hàn Quốc

Ngày 1/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn chiến lược ASEAN-Hàn Quốc với chủ đề "Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng". Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra từ 20-23/9 tại Đà Nẵng

Từ ngày 20-23/9, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan. Quy mô khoảng 100-150 đại biểu quốc tế và 250-300 đại biểu Việt Nam.