Tuổi trẻ góp phần chấn hưng văn hóa

Diễn đàn “Tuổi trẻ với chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số” thông qua nhiều chương trình ý nghĩa vừa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam ký kết thực hiện.

Với mục tiêu nâng cao hiểu biết cho thanh niên về vai trò vị trí của văn hóa, đặc biệt trên môi trường số, hoạt động này nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030. 

Nội dung của diễn đàn bao gồm các chủ đề lớn như: “Nâng cao nhận thức về vai trò của công nghiệp văn hóa”, “Bức tranh văn hóa Việt Nam trên các nền tảng công nghệ số”, “Không gian mạng và sứ mệnh bảo vệ biên cương văn hóa tư tưởng của tuổi trẻ”, được tổ chức theo hình thức Talk show phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam, hội thảo khoa học với sự tham gia của đông đảo đoàn viên thanh niên, các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, doanh nhân, trí thức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh văn hóa. Từ đó sẽ hình thành kênh tư vấn chính sách hiệu quả để tạo ra một môi trường văn hóa phát triển lành mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/2021.

Trong kỷ nguyên công nghệ số, vấn đề quan tâm nhất chính là làm sao xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh trên các ứng dụng OTT (ứng dụng cung cấp thông tin đến người xem qua mạng internet). Công nghệ số mang đến cho người hưởng thụ văn hóa, nhất là thế hệ trẻ nhiều tiện ích, nhưng kèm theo đó là không ít hệ lụy xấu. Vấn đề “rác văn hóa” nếu không được dọn dẹp bằng những chế tài từ luật pháp đến ý thức hành động của người tham gia có thể sẽ làm méo mó các giá trị văn hóa đẹp đẽ của dân tộc mà cha ông ta đã bao đời bồi đắp và gìn giữ cho hôm nay và cho tương lai. 

Đây cũng là vấn đề bất cập nhất, là rào cản không dễ vượt qua trong công cuộc chấn hưng văn hóa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề xướng và quyết liệt hành động. Thông qua diễn đàn, bức tranh toàn cảnh về văn hóa Việt Nam sẽ được nhìn nhận rõ hơn. Chúng ta cũng dễ dàng định vị được văn hóa Việt Nam trên bản đồ thế giới thông qua các sản phẩm xuyên biên giới, từ đó đề xuất những giải pháp cấp thiết cho phát triển công nghiệp văn hóa dần đạt mục tiêu đóng góp 7% GDP như Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 đã đề ra. 

Không chỉ vậy, việc nhận diện tầm quan trọng, tác động, ảnh hưởng của không gian mạng, của các dịch vụ OTT xuyên biên giới đối với sứ mệnh bảo vệ văn hóa tư tưởng trong giai đoạn mới cũng rất cần thiết, góp phần phát triển, định hướng nhân cách, lối sống cho thanh thiếu niên trong thời đại công nghệ. Ngoài ra, từ diễn đàn này, các vấn đề mấu chốt trong quản lý dịch vụ OTT cũng được mổ xẻ, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động phù hợp xu thế của luật pháp quốc tế và thực tiễn trong nước. 

Văn hóa là hồn cốt dân tộc, là tấm hộ chiếu để khẳng định gương mặt, hình ảnh, bản lĩnh của một quốc gia trên đường hội nhập với thế giới. Công cuộc chấn hưng văn hóa luôn phải được bắt đầu từ yếu tố trung tâm là con người, trong đó nhấn mạnh là thế hệ trẻ bởi họ là những người sung sức nhất trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, hành vi của họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hành vi văn hóa của cộng đồng. 

Diễn đàn “Tuổi trẻ với chấn hưng văn hóa trong kỷ nguyên số” là cơ hội để tuổi trẻ nói lên tiếng nói của mình góp phần xây dựng, phát triển, chấn hưng văn hóa, trong bối cảnh văn hóa đang chịu nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực. Những kết quả từ diễn đàn này sẽ được tổng hợp, đóng góp vào quá trình hoàn thiện các chính sách pháp luật để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật về văn hóa, đồng thời gìn giữ, thúc đẩy văn hóa phát triển đúng hướng trong thời kỳ chuyển đổi số.

https://nhandan.vn/cung-suy-ngam/tuoi-tre-gop-phan-chan-hung-van-hoa-694224/
Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...

Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu có công suất tiêu thụ điện 30MW

Đây là Trung tâm dữ liệu (DC) thứ 14 của Viettel và là DC đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế công suất cao, với 60.000 máy chủ, 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30MW.