Người dân Cốc Ly cúng rừng cầu mưa thuận, gió hòa

Được mệnh danh là “kho vàng xanh” bên dòng sông Chảy, xã Cốc Ly (Bắc Hà) hiện đang sở hữu quần thể gỗ nghiến, gỗ trai tự nhiên nhiều nhất tỉnh với những “cụ” nghiến cả ngàn năm tuổi.

Cùng với các lực lượng chức năng, bao đời nay, người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng của quê hương. Một trong những hoạt động tín ngưỡng được người dân thực hiện hằng năm đó là tổ chức lễ cúng rừng cầu mưa thuận, gió hòa, may mắn và bình an. Ngày 7/6 (tức ngày 9/5 âm lịch), người dân thôn Cốc Sâm tổ chức lễ cúng rừng. Đây cũng là dịp tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ những cánh rừng xanh.

Chọn ngày lành, tháng tốt, những “người con của núi rừng” dâng lễ vật lên thần núi, thần rừng.
Đồ lễ được chuẩn bị tại rừng.
Cũng theo tín ngưỡng dân gian, tiền giấy được gửi đến các vị thần linh phải được gấp thành các đồ vật mô phỏng như thỏi vàng, nén bạc, chiếc thuyền (với hình tượng chiếc thuyền gửi gắm ý nghĩa là phương tiện chở thần linh đến nơi cực lạc và chở an lành, may mắn đến cho bà con).
 Trong những bài khấn và trong tâm niệm mỗi người dân là tấm lòng thành kính ước mong giữ rừng, giữ cuộc sống bình yên bên đại ngàn.
Miếu thờ thần rừng được người dân lập bên “cụ nghiến” 1.000 năm tuổi số 1 theo bảng đánh số cây nghiến do lực lượng kiểm lâm quản lý.
Sau nghi lễ thiêng tại miếu thờ thần rừng, tổ bảo vệ rừng của thôn cùng lực lượng kiểm lâm đi tuần tra, bảo vệ rừng.
Cán bộ Trạm Kiểm lâm Cốc Ly tuyên truyền đến người dân lợi ích từ rừng và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ rừng.
Được giữ gìn, nên cả nghìn năm nay, những quần thể rừng tự nhiên ở Cốc Ly vẫn luôn xanh tốt, phát triển.
Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.