Một số điểm mới cần chú ý trong tuyển sinh đại học năm 2022

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông tin về Quy chế và công tác tuyển sinh năm 2022. Có một số điểm mới được điều chỉnh trong Quy chế tuyển sinh đại học 2022 nhằm khắc phục những khó khăn và bất hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, các cơ sở đào tạo.

Bỏ các thủ tục hành chính rườm rà

Các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển.

Thí sinh sẽ không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập (giảm thủ tục cho các trường THPT), giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Các cơ sở đào tạo có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Được điều chỉnh thông tin trong suốt thời gian đăng ký

Tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) đại học của thí sinh (theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển) của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định. Cụ thể là từ sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo (nếu có).

Trong suốt thời gian Bộ GDĐT mở cổng đăng ký, thí sinh được thoải mái điều chỉnh thông tin chứ không bị giới hạn số lần như trước đây.

Lọc ảo chung với tất cả các phương thức

Tất cả các nguyện vọng ĐKXT (theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo) của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước (nếu cần) và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GDĐT và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo. Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Trường đại học không được tùy tiện giảm chỉ tiêu với các phương thức cũ

Đối với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp này; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển.

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% (trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo) trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Trường đại học phải chủ động đưa ra phương án giải quyết các rủi ro

Với quy chế mới, các trường đại học phải đưa ra quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án.

Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng mình, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GDĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Quỳnh Hoa

Tin Liên Quan

Vun đắp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản ngày càng bền chặt

Sau gần 10 năm nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm mốc son 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973-21/9/2023) với sự tin cậy và tình hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước. Sự tương đồng và gần gũi trong văn hóa đã góp...

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ mới ban hành Quyết định số 1058/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân.

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với công tác giáo dục dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,...

Xuất khẩu rau quả trên đà xác lập kỷ lục

8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 3,45 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng kỳ năm 2022, vượt qua con số 3,36 tỷ USD của cả năm 2022. Với nhiều lợi thế hiện có, ngành hàng rau quả đang dần tiến đến mục tiêu kỷ lục 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.

Tăng cường hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo

Sáng 18/9 (giờ địa phương), tại San Francisco, trong chương trình công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN...

Bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Công văn số 4757/BTTTT-CĐSQG phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023, hướng tới kỷ niệm Ngày Chuyển đổi số quốc gia ngày 10 tháng 10 hằng năm.