Lệnh ngừng bắn giữa các bên xung đột ở Dải Gaza có hiệu lực

Lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian giữa Israel và Phong trào thánh chiến Hồi giáo (PIJ) trên Dải Gaza đã bắt đầu có hiệu lực vào tối 7/8 (theo giờ địa phương), sau gần 3 ngày xung đột khiến hàng chục người Palestine thiệt mạng.

Các quả rocket từ phía Palestine phóng vào Israel, trong bối cảnh xung đột Israel-Palestine căng thẳng ở Dải Gaza, ngày 7/8/2022. (Ảnh: Reuters)

Các quan chức Ai Cập đã rất nỗ lực để đưa các bên đi đến 1 thỏa thuận ngừng bắn, sau khi Israel tiến hành chiến dịch quân sự mang tên "Hừng Đông" nhằm mục tiêu vào PIJ ở Dải Gaza, trong khi lực lượng PIJ cũng bắn hàng trăm quả rocket vào sâu bên trong lãnh thổ Israel.

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và PIJ đã có hiệu lực vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 7/8 theo giờ địa phương (3 giờ 30 phút ngày 8/8 theo giờ Việt Nam).

Giới chức y tế Gaza cho biết, xung đột đã khiến 41 người Palestine thiệt mạng, trong đó có 11 trẻ em và 4 phụ nữ, trong khi 311 người khác bị thương, nhiều nhà cửa bị phá hủy.

Phong trào Hồi giáo Hamas kiểm soát Dải Gaza không tham gia xung đột lần này, tuy nhiên trang mạng Walla (Israel) dẫn một số nguồn tin từ nước này cho biết, phía Israel lo ngại Hamas có thể tham gia nếu tình hình nhân đạo trên Dải Gaza xấu đi.

Hồi tháng 5/2021, Ai Cập cũng đã làm trung gian cho 1 lệnh ngừng bắn giữa quân đội Israel và Phong trào Hamas kiểm soát Dải Gaza của Palestine, sau cuộc giao tranh kéo dài 11 ngày khiến ít nhất 250 người ở Gaza và 13 người ở Israel thiệt mạng.

Trong năm qua, Ai Cập vẫn luôn duy trì liên lạc về ngoại giao và an ninh với cả Israel và Palestine để củng cố lệnh ngừng bắn và mở đường cho việc nối lại tiến trình đàm phán hòa bình Palestine-Israel.

Sau khi cam kết cấp khoản hỗ trợ trị giá 500 triệu USD để tái thiết Gaza vào tháng 5/2021, Ai Cập đã bắt đầu triển khai kế hoạch tái thiết ở vùng lãnh thổ này, bao gồm việc xây dựng các thị trấn để làm nơi sinh sống cho hàng trăm nghìn người Palestine.

https://nhandan.vn/lenh-ngung-ban-giua-cac-ben-xung-dot-o-dai-gaza-co-hieu-luc-post709326.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...