Lễ hội đền Nghĩa Đô đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Sáng 11/8, UBND xã Nghĩa Đô phối hợp với Ban Quản lý di tích và phát triển du lịch huyện Bảo Yên tổ chức Lễ hội đền Nghĩa Đô, năm 2022.

Dự buổi lễ có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; Thường trực Huyện ủy Bảo Yên; cấp ủy, chính quyền và đông đảo người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô.

Quang cảnh khai mạc lễ hội.

Theo sử sách ghi lại: Nghĩa Đô xưa là một thung lũng rộng lớn, đất rừng trù phú, được bao quanh bởi suối, tạo nên phong cảnh trùng điệp yên bình. Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nơi đây có tên gọi là “Mường Khuông”, sau đổi tên là “Mường Nghĩa Đô” gắn với sự kiện hình thành đền Nghĩa Đô vào ngày 14 tháng 7 năm Canh Tuất, năm Tự Đức thứ ba (1850). Tên Nghĩa Đô gắn với vùng đất này từ đó. Tại đây, anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật (các chúa Bầu) cùng một số tướng công họ Vũ và tướng lĩnh trong vùng đã cho xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ thành Nghị Lang từ xa; tổ chức khai khẩn phục vụ sản xuất quân lương tại chỗ, mở mang, phát triển vùng đất này. Đặc biệt, các chúa Bầu cho phép quân binh người miền xuôi hòa nhập với người bản địa làm thế đồn trú lâu bền trên miền biên ải.

Đền Nghĩa Đô được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh từ năm 2016. Năm 2018, đền được tôn tạo, trùng tu; đến năm 2019 khánh thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân trong vùng và du khách thập phương.

Lễ hội đền Nghĩa Đô được tổ chức thường niên vào ngày 14/7 (âm lịch) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các chúa Bầu cách đây hàng trăm năm đã bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân, mở mang phát triển vùng đất này. 

Lễ dâng trâu.

Tại Lễ hội đền Nghĩa Đô năm 2022, sau lễ rước trâu và dâng trâu, các đại biểu, người dân và du khách tham gia phần rước kiệu và dâng hương theo phong tục văn hóa của dân tộc Tày (chiếm đa phần dân số tại đây). Dịp này, người dân các thôn, bản trong xã cũng thành tâm sắp lễ, dâng hương tưởng nhớ các vị tướng quân và cầu mong làng bản đều hanh thông, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, gia đình bình an, hạnh phúc…

Người dân tham gia rước kiệu.

Sau phần lễ, người dân các thôn, bản của xã Nghĩa Đô tham gia phần hội với nhiều hoạt động hấp dẫn như bịt mắt bắt vịt, kéo co, thi bày mâm lễ… (ảnh dưới).

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.