Khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022

Sáng 14/8, huyện Bảo Yên tổ chức khai mạc Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022.

Tham dự chương trình có đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh.

Quang cảnh lễ khai mạc.

Tới dự khai mạc có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Bảo Yên qua các thời kỳ; các nghệ nhân ưu tú, nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân dân gian và hàng nghìn người dân, du khách.

Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Đền Bảo Hà (Bảo Yên) được xây dựng nhằm tưởng nhớ công lao của danh tướng Hoàng Bảy - người có công đánh giặc phương Bắc, bảo vệ bờ cõi và cửa ải đất nước vào cuối triều Lê (1740 - 1786). Lễ hội đền Bảo Hà được tổ chức hằng năm vào ngày 17/7 (âm lịch). Đây cũng là dịp giới thiệu với du khách nét đẹp văn hóa các dân tộc địa phương, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào du lịch văn hóa tâm linh ở Bảo Hà, Bảo Yên nói riêng và Lào Cai nói chung. Lễ hội đền Bảo Hà đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2016.

Tại lễ khai mạc, phần lễ được tổ chức trang trọng, hoành tráng với màn múa lân - sư - rồng đẹp mắt cùng nhiều tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu. Đặc biệt là màn trống hội “Âm vang Bảo Hà” lần đầu tiên được thể hiện trên sân khấu Lễ hội đền Bảo Hà (ảnh trên).

Đoàn đại biểu tham gia dâng hương.  

Tham dự lễ khai mạc, các đại biểu, người dân và du khách thập phương tham gia rước kiệu và dâng hương tại đền Bảo Hà. 

Trước đó, Ban tổ chức đã tổ chức lễ rước kiệu cô từ đền Cô Tân An sang đền ông Hoàng Bảy và thực hiện nghi lễ dâng hương (ảnh trên). 

Sau phần lễ, người dân và du khách được tham gia phần hội với nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu thể thao giữa các thôn, bản trong xã (ảnh dưới).

Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Lễ hội đền Bảo Hà năm 2022 được tổ chức quy mô với chuỗi sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao thu hút sự quan tâm, tham gia của hàng nghìn người dân và du khách thập phương như: Lễ hội quế huyện Bảo Yên; hội thảo phát triển du lịch tâm linh; khánh thành Mộ gió ông Hoàng Bảy; chương trình nghệ thuật đặc biệt, hội diễn văn nghệ quần chúng xã Bảo Hà; hội thi “Mâm lễ dâng ông”; các giải thể thao: quần vợt, bóng đá, cờ tướng, giao lưu bóng chuyền hơi; hội chợ thương mại ẩm thực xã Bảo Hà; lễ cầu an thả đèn hoa đăng…

https://baolaocai.vn/bai-viet/359477-khai-mac-le-hoi-den-bao-ha-nam-2022

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.