Sa Pa thơ mộng và ấm áp từ “Nhịp đập tình thân”

“Nhịp đập tình thân” là series phim ngắn đang thu hút hàng triệu lượt theo dõi của khán giả trên nền tảng mạng xã hội. Với mong muốn để “Nhịp đập tình thân” đến gần hơn với nhiều khán giả, đoàn làm phim đã quyết định lên Lào Cai để thực hiện các cảnh quay. 
Đoàn làm phim "Nhịp đập tình thân" tại Sa Pa. 

Series phim "Nhịp đập tình thân" có khoảng 10 tập được lấy bối cảnh tại Sa Pa, tạo ra điểm nhấn khác biệt cho các tập phim. Mỗi tập phim "Nhịp đập tình thân" là một câu chuyện xoay quanh đời sống hằng ngày và mang ý nghĩa nhân văn. Những mâu thuẫn và kịch tính trong các tập phim luôn được đẩy lên cao trào, có lúc như muốn phá vỡ mối quan hệ tình thân, nhưng cuối cùng, điều quý giá nhất là tình thân vẫn luôn tồn tại và là sức mạnh để mỗi người tìm được một cái kết có hậu hoặc day dứt, nhưng mang lại bài học cho bản thân. Đó có thể là câu chuyện liên quan đến chàng trai trẻ miền xuôi lên tình nguyện và “phải lòng” cô gái vùng cao, hay những người xuất cảnh trái phép qua biên giới làm việc… và rất nhiều câu chuyện thú vị khác trong các tập phim, hứa hẹn sẽ mang đến những bài học nhân văn cho khán giả. 

Một cảnh quay trong phim. 

Tôi may mắn được gặp đạo diễn và các diễn viên trong ngày cuối cùng ghi hình tại Sa Pa, cảm nhận rõ đoàn làm phim đã dành nhiều tâm huyết cho từng cảnh quay, lời thoại, bên cạnh đó còn là tình yêu đặc biệt đối với mảnh đất này. 

Nguyễn Tuấn Anh - “cha đẻ” của "Nhịp đập tình thân" và còn được biết đến ở nhiều vai trò như đạo diễn, diễn viên kiêm nhà sản xuất đa tài. Anh từng ghi dấu ấn với loạt series phim triệu lượt xem trên mạng xã hội và góp mặt trong nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình như Hùng AliVali tình yêu, 4 năm 2 chàng 1 tình yêuCon gái ông trùmNgười chồng điênTình cù lần... Với bất cứ bộ phim nào, nhà sản xuất trẻ cũng luôn trăn trở, tìm tòi và làm mới mình để đem đến những sản phẩm chất lượng, có giá trị cho khán giả. 

Topas Ecolodge thơ mộng trở thành một trong những bối cảnh của bộ phim. 

Chia sẻ về cơ duyên lựa chọn Sa Pa là bối cảnh cho 10 tập phim của mình, Tuấn Anh cho biết: Năm 2014, tôi có dịp đến du lịch tại Sa Pa. Núi non hùng vĩ, thành phố trong sương và những ánh mắt hồn nhiên nhưng còn chất chứa nhiều khó khăn của trẻ em bản địa đã để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt. Khi trở thành đạo diễn, tôi luôn mong muốn đưa đoàn làm phim đến với Sa Pa để vừa làm việc, vừa kết hợp tổ chức chương trình thiện nguyện. 

Một tuần làm việc hết mình tại Sa Pa, đoàn phim đã đến và ghi hinh tại nhiều địa điểm như Resort Topas Ecolodge, Rock Graden Sapa homestay, bản Tả Van, Tubotel Sapa, nhà hàng Mẩy, bờ hồ, nhà thờ đá, chợ đêm và một số homestay tại Sa Pa. Đạo diễn trẻ cũng chia sẻ thêm: Trong chuyến đi này, đoàn làm phim đã nhận được rất nhiều tình cảm và sự hỗ trợ của người dân. Bất cứ nơi nào trên mảnh đất Sa Pa đều đẹp, thơ mộng, khiến tôi nhớ mãi.  

Trong các tập phim được quay tại Sa Pa, diễn viên gạo cội Mã Trung đảm nhận 2 vai phản diện và 3 vai chính diện. Ông Trung chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sa Pa, thật sự ngạc nhiên vì nhiệt độ nơi này khá thấp. Tôi vô cùng ấn tượng khi Sa Pa còn lưu giữ, bảo tồn được những di tích cổ xưa. Đặc biệt, tôi thấy món ăn Tây Bắc vô cùng hấp dẫn, chắc chắn sau chuyến công tác này, tôi sẽ còn quay lại Sa Pa nhiều lần. 

Đạo diễn Nguyễn Tuấn Anh (trái ảnh) và thành viên trong đoàn làm phim. 

Diễn viên trẻ Cù Trà cũng chia sẻ thêm: Một chuyến công tác rất thú vị. Em có cơ hội được thử sức ở các vai diễn và học hỏi được nhiều từ đoàn làm phim. Không những thế, tại mỗi địa điểm quay, em cũng nhận được tình cảm và sự hỗ trợ nhiệt tình từ những người dân đang sống tại Sa Pa, giúp em thêm thấu hiểu về cuộc sống của đồng bào vùng cao.

Cù Trà là diễn viên trẻ trong đoàn làm phim.

Sau 1 tuần ghi hình tại Sa Pa, đoàn làm phim đã kết thúc chuyến công tác bằng hoạt động vô cùng ý nghĩa, đó là phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh Lào Cai) và Câu lạc bộ Tình nguyện tỉnh Lào Cai tổ chức tặng quà cho gần 200 học sinh mầm non và tiểu học tại thôn Chu Lìn, xã Trung Chải, thị xã Sa Pa. Đặc biệt, đoàn còn cùng nấu ăn và có một bữa cơm đầy ý nghĩa với học sinh. 

Đoàn làm phim phối hợp tổ chức một chương trình thiện nguyện ý nghĩa. 

Đạo diễn Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ: Tôi muốn mang một chút niềm vui, góp công sức nhỏ của đoàn làm phim để các em có động lực tới trường. Thời gian tới, tôi sẽ cố gắng để phối hợp tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thiện nguyện tại Lào Cai. 

Chuyển quà cho học sinh.
Mang đến cho học sinh một bữa ăn ấm áp.

Dù series “Nhịp đập tình thân” chỉ quay tại Sa Pa trong 1 tuần đầu tháng 11, nhưng điều ý nghĩa không chỉ giúp khán giả được thấy một Sa Pa đẹp, thơ mộng qua phim, mà còn là những tình cảm mà đoàn làm phim mang đến với học sinh vùng cao. Series "Nhịp đập tình thân" hiện đang được chiếu trên các nền tảng mạng của Yeah1 như Facebook, Youtube, Tiktok, trong đó tập phim đầu tiên được quay tại Sa Pa sẽ công chiếu vào ngày 20/11.

https://baolaocai.vn/bai-viet/362242-sa-pa-tho-mong-va-am-ap-tu-nhip-dap-tinh-than

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.

Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa

Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.