Bảo tàng tỉnh được trao tặng hơn 600 di vật, cổ vật

Ngày 23/11, Lễ tiếp nhận di vật, cổ vật do tổ chức, cá nhân hiến tặng cho Bảo tàng tỉnh năm 2022 đã được tổ chức tại hội trường Bảo tàng tỉnh.

Dự lễ tiếp nhận có đại diện Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và các câu lạc bộ nghiên cứu, sưu tầm cổ vật một số địa phương trong nước tham gia hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Quang cảnh lễ tiếp nhận.

Theo đó, sau 5 tháng triển khai Cuộc vận động hiến tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai do UBND tỉnh phát động, đến nay, Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận được 603 di vật, cổ vật do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh trao tặng. 

Trong đó, các di vật, hiện vật tập trung vào sản phẩm đồ đá, đồ đồng thời tiền sơ sử, đồ gốm thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam và cận hiện đại (bao cấp) như đá (rìu đá), đồng, kim khí (âu, nồi, nhẫn, vòng tay, vòng cổ, mũi tên, tiền); sắt (ca, mũi tên); đất nung (con dọi, trụ xoay chế tác gốm); gốm sứ (bát, đĩa, nậm, ấm, chén, hộp phấn, tượng, điếu bát, bình vôi, bình hoa,..); sành (ấm, hũ, vò, vại); chất liệu nhựa (vòng) và chất liệu khác.

Đại diện các tổ chức, cá nhân trao tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai.

Số lượng di vật, cổ vật phong phú, trải dài theo diễn trình lịch sử: Đồ đá có niên đại từ 4.000 - 3.500 năm trước Công nguyên; đồ đồng thuộc thời kỳ Văn hóa Đông Sơn từ 2.500 - 2.000 năm trước Công nguyên, văn hóa Chăm từ thế kỷ X - XIV; đồ gốm từ thời Hán 2.500 - 1.000 năm. Đặc biệt, sản phẩm gốm sứ trải dài theo các triều đại Việt Nam từ Lý - Trần - Lê - Mạc - Nguyễn đến thời kỳ cận hiện đại (thế kỷ XIX, XX).

Các cá nhân tham gia hiến tặng hiện vật gồm 46 nhà nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ cổ vật, tiêu biểu như ông Nguyễn Ngọc Ẩn (Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) tặng 231 đơn vị di vật, cổ vật; ông Hồ Ngọc Lợi (phường 2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau) tặng trên 50 cổ vật cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XVI là gốm Chu đậu. Ngoài ra, nhiều cá nhân hiến tặng là hội viên Câu lạc bộ Nghiên cứu, sưu tẩm cổ vật thành viên thuộc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Cà Mau, Cần Thơ, Long An, Quảng Nam, Bình Thuận, Gia Lai, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh, Bình Dương, Thái Nguyên, Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái,…

Tại lễ tiếp nhận, đại diện Trung tâm UNESCO Nghiên cứu, Bảo tồn cổ vật Việt Nam và thành viên các câu lạc bộ nghiên cứu, sưu tầm cổ vật đã trao tượng trưng một số hiện vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Ấn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật tỉnh Bình thuận cũng thông báo sẽ trao tặng thêm 500 cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2023 - 2025.

Dịp này, 3 tập thể và 8 cá nhân được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích hiến tặng di vật, cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai; 12 cá nhân được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao vì có thành tích trong phong trào phát động hiến tặng cổ vật cho Bảo tàng tỉnh Lào Cai giai đoạn I năm 2022 (ảnh trên).

https://baolaocai.vn/bai-viet/362420-bao-tang-tinh-duoc-trao-tang-hon-600-di-vat-co-vat

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.