Đền Hai Cô - địa chỉ tâm linh trên vùng đất Bảo Yên

Di tích lịch sử đền Hai Cô tọa lạc bên bờ sông Hồng, tại thôn Kim Quang, xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên).

Tên gọi đền Hai Cô gắn liền với nhân vật được thờ trong di tích, đó là 2 cô gái đã đi theo quan quân nhà Trần đánh giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII và anh dũng hy sinh tại vùng đất Kim Sơn. Trải qua thời gian, ngôi đền hiện nay đã được xây dựng khang trang, trở thành địa chỉ tâm linh trên vùng đất Bảo Yên.

Đền Hai Cô tọa lạc bên bờ sông Hồng, tại thôn Kim Quang.

Về lịch sử của ngôi đền hiện chưa có ghi chép rõ ràng trong sử sách. Sự tích về nhân vật được thờ chỉ được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua những câu chuyện kể truyền miệng trong dân gian.

Truyền kể lại rằng, trong một trận chiến đấu với quân Nguyên - Mông vào thế kỷ XIII, có 2 cô gái đi theo quân nhà Trần canh gác trên một cái chòi cao tại Bãi Liềm (xã Kim Sơn) làm nhiệm vụ đốt lửa báo hiệu khi quân địch tới. Trong trận chiến này, thế giặc rất mạnh, quân địch tiến công như vũ bão, chòi canh của 2 cô gái bị quân giặc bao vây 4 phía. Biết không thể thoát khỏi vòng vây, quyết không bị rơi vào tay quân giặc, 2 cô gái đã tự châm lửa đốt chòi canh và tự sát. Sau khi chết, 2 cô đã hiển linh ở khu vực Bãi Liềm. Linh hồn 2 cô nhiều lần hiển linh phù trợ quân lính nhà Trần đánh thắng giặc xâm lược. Để tưởng nhớ sự hy sinh anh dũng của 2 cô, người dân đã lập đền thờ phụng.

Thế đất được chọn để xây dựng ngôi đền có phong thủy hữu tình, cửa đền nhìn ra sông Hồng. Bao quanh ngôi đền là rất nhiều cây cổ thụ quanh năm xanh mát. Đền chính gồm 3 gian và 1 hậu cung nhỏ, 2 bên cửa vào gian hậu cung được treo đôi câu đối sơn son thếp vàng. Trong đền được bài trí theo kiểu tiền Thánh, hậu Phật, một kiểu bài trí thường thấy ở các đình, đền ở Việt Nam. Bên cạnh đền thờ chính, trong khuôn viên đền có lầu Cô, lầu Cậu, miếu Quan Sơn Thần, Thổ địa… được lập và thờ phụng riêng. Phía bên ngoài cổng đền có lầu Cô Chín và lầu Cậu Thượng Thiên.

Lễ hội đền Hai Cô được tổ chức vào ngày 21 tháng Giêng hằng năm thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.

Đền Hai Cô hiện nay có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch tâm linh. Về vị trí địa lý, ngôi đền nằm bên bờ sông Hồng trong tuyến du lịch tâm linh Đông Cuông - Bảo Hà - Tân An - thành phố Lào Cai, rất thuận lợi cho du khách cả nước đến tham quan và chiêm bái.

Với những giá trị về lịch sử, văn hóa, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4349 xếp hạng đền Hai Cô là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

https://baolaocai.vn/bai-viet/365689-den-hai-co--dia-chi-tam-linh-tren-vung-dat-bao-yen

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.