Lào Cai phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Hà Nhì

Đó là một trong những nhiệm vụ được tỉnh Lào Cai đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong năm 2023.

Phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Hà Nhì gắn với phát triển du lịch tại huyện Bát Xát

Theo Kế hoạch, tỉnh sẽ triển khai 2 nhiệm vụ chính, đó là: Kiểm kê, đánh giá thực trạng dân ca, dân vũ, dân nhạc của 13 dân tộc và các nhóm ngành dân tộc, gồm: Mông (ngành Mông Hoa, Mông Trắng, Mông Lềnh, Mông Xanh); Dao (ngành Dao Đỏ, Dao Họ và Dao Tuyển); Tày (Tày, Thu Lao, Pa Dí); Nùng (Nùng Dín và Nùng An); Thái (Thái Trắng và Thái Đen); Phù Lá (Phù Lá Hán, Phù Lá Đen, Phù Lá Lão (Xá Phó); Giáy; Hà Nhì; La Chí; Bố Y; Hoa; Mường, Kinh và lựa chọn lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc của người dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Hà Nhì gắn với phát triển du lịch tại huyện Bát Xát. Hỗ trợ người dân tập luyện, trao truyền và tổ chức quay phim, chụp ảnh dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Hà Nhì.

Kế hoạch được triển khai nhằm bảo tồn và phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai nói riêng. Đồng thời phát huy vai trò của các nghệ nhân và những người trực tiếp nắm giữ, thực hành di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số trong giữ gìn và truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trong cộng đồng.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.