Lần đầu tiên, ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ ra mắt công chúng Pháp

Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh (thủ đô Paris, Pháp) đang tổ chức trưng bày nhiều ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên các ấn phẩm mang phông chữ tiếng Việt cổ được giới thiệu rộng rãi với công chúng Pháp.
Lần đầu tiên, ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ ra mắt công chúng Pháp - Ảnh 1.

Ấn phẩm "Kim Vân Kiều tân chuyện" xuất bản năm 1897 - Ảnh: bulac.fr

Các ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ Việt Nam do Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh (BULAC) giới thiệu trong khuôn khổ Triển lãm "Le quốc-ngữ. L'écriture romanisée, vecteur d'une renaissance culturelle au Vietnam 1860-1945" (tạm dịch: Chữ Quốc ngữ-dấu hiệu của sự phục hưng văn hóa Việt Nam 1860-1945).

Theo giới thiệu của BULAC (www.bulac.fr), Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á đã bỏ chữ Hán để chuyển sang bảng chữ cái Latinh. "Quốc ngữ" - chữ viết quốc gia - là kết quả của sự hợp tác, bắt đầu từ đầu thế kỷ XVII giữa các nhà truyền giáo châu Âu và các học giả Cơ đốc giáo Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc truyền bá phúc âm. Trước những năm 1860, các tác phẩm bằng Quốc ngữ đã được xuất bản ở nước ngoài.

Lần đầu tiên, ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ ra mắt công chúng Pháp - Ảnh 2.

Ấn phẩm "Tam quốc chí" xuất bản năm 1909) - Ảnh: bulac.fr

Tại triển lãm độc đáo này, BULAC giới thiệu nhiều loại hình văn bản chữ Quốc ngữ từ hơn 1.000 ấn phẩm trong kho tư liệu mà Thư viện sưu tầm được, gồm các thể loại: Tiểu thuyết, tác phẩm dịch, báo chí, từ điển, sách dạy tiếng Việt, sách khoa học, truyện thơ…

Có thể kể đến một số văn bản được trưng bày: Tiểu thuyết "Thầy Lazaro Phiền" (của Nguyễn Trọng Quản xuất bản năm 1887), "Tam quốc chí diễn nghĩa" (Phan Kế Bính và Nguyễn Văn Vĩnh dịch, xuất bản năm 1909), "Những kẻ khốn nạn (sau được dịch là Những người khốn khổ, Nguyễn Văn Vĩnh Dịch, xuất bản năm 1626), "Ba người ngự lâm pháo thủ" (Nguyễn Văn Vĩnh dịch, xuất bản năm 1927); báo Gia Định (BULAC là thư viện duy nhất trên thế giới có số báo Gia Định cổ nhất được bảo quản cho đến nay, số 4, ra ngày 15/7/1865); các truyện thơ "Kim Vân Kiều", "Lục Vân Tiên"…

Lần đầu tiên, ấn phẩm chữ Quốc ngữ cổ ra mắt công chúng Pháp - Ảnh 3.

BULAC là thư viện duy nhất trên thế giới có số báo Gia Định cổ nhất được bảo quản cho đến nay,
số 4, ra ngày 15/7/1865 - Ảnh: bulac.fr

Theo TTXVN, TS. Nguyễn Thị Hải, phụ trách triển lãm và điều phối tư liệu Đông Nam Á của thư viện BULAC, phông tiếng Việt của BULAC là một trong những phông cổ nhất được sưu tầm và lưu giữ ở Pháp.

Tiếng Việt bắt đầu được giảng dạy tại Paris từ năm 1869 và tới giai đoạn 1871-1872, bộ môn này mới chính thức được đưa vào giảng dạy tại Trường Sinh ngữ Phương Đông (nay là Viện quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông).

Một số ấn phẩm chữ Quốc ngữ do BULAC tưng bày tại Triển lãm.

Trải qua một quá trình lâu dài của việc sưu tầm, tập hợp các ấn phẩm chữ Quốc ngữ của các thư viện, cơ quan nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX, toàn bộ số ấn phẩm này về sau được chuyển về BULAC. Do đó, Thư viện này trở thành một trong những kho tàng phông tiếng Việt lớn nhất và lâu đời nhất tại Pháp, với số lượng lên tới 13.000 đầu sách (16.500 cuốn).

Bên cạnh đó, Thư viện BULAC còn sở hữu 2 ấn bản của thiên sử thi nổi tiếng "Truyện Lục Vân Tiên" được xuất bản song ngữ Hán Nôm - Quốc ngữ, năm 1874 và "Kim Vân Kiều Truyện", năm 1871.

https://baochinhphu.vn/lan-dau-tien-an-pham-chu-quoc-ngu-co-ra-mat-cong-chung-phap-10223052909281409.htm

theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế

Theo Báo cáo Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser của Canada mới công bố, Việt Nam xếp thứ 106 trên 165 quốc gia, vùng lãnh thổ về chỉ số Tự do kinh tế thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022.

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ: Việt Nam có nhiều thành tựu có thể chia sẻ cho thế giới

Chiều ngày 20/9 theo giờ New York, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 78 Dennis Francis.

Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất

Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, Tổng Giám đốc Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) cho rằng, Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO, đề xuất nghiên cứu khả năng hợp tác ba bên giữa Việt Nam, UNIDO và một nước đang phát triển để Việt Nam chia sẻ kinh...

Việt Nam và Cuba nâng cao hiệu quả hợp tác nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm

Đây là một trong nhiều nội dung được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Thứ nhất kiêm Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas Ruiz thống nhất trong cuộc hội đàm tại Trụ sở Chính phủ Cuba, thủ đô La Habana, chiều 18/9 (giờ địa phương).

Liên hoan phim tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ 13: Điểm nhấn của Việt Nam trong lĩnh vực điện ảnh

Liên hoan phim tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ 13 được tổ chức nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế. Liên hoan phim năm nay quy tụ 19 tác phẩm điện ảnh tài liệu đặc sắc trong đó có 7 phim quốc tế và 12 phim Việt Nam.

Các sáng kiến của Việt Nam được đánh giá cao tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc

Chiều ngày 16/9 (giờ địa phương), Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc đã bế mạc và thành công tốt đẹp. Trong hai ngày Hội nghị, đã có gần 120 lượt phát biểu của các lãnh đạo các thành viên Nhóm G77 và Trung Quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng.