Lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định sáp nhập Ban Chỉ đạo chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm thành Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP).

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. 3 Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng Bộ Công an (Phó Trưởng ban thường trực); Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách công tác Cảnh sát phòng, chống tội phạm.

Ủy viên là đại diện một số bộ, ngành gồm: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phó Chánh Văn phòng TƯ Đảng; Thứ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Tư pháp; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Ngoại giao; Khoa học và Công nghệ; Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam; Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm- Bộ Công an.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu mời đại diện lãnh đạo TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, TƯ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, TƯ Hội Nông dân Việt Nam, TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam tham gia Ban chỉ đạo.

 

 

Ảnh minh họa (Nguồn: cand.com.vn)


Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Quyết định số 282/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống tội phạm hình sự và hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm; giới thiệu, vận động, tiếp nhận, ký kết và tổ chức triển khai các dự án với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ trong công tác phòng chống tội phạm, phòng chống mua bán người.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm chỉ đạo phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất.

Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ, Quốc hội xây dựng và hoàn thiện pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người...

(theo Báo ĐCSVN)

Tin Liên Quan

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...

Viettel khai trương Trung tâm dữ liệu có công suất tiêu thụ điện 30MW

Đây là Trung tâm dữ liệu (DC) thứ 14 của Viettel và là DC đầu tiên ở Việt Nam được thiết kế công suất cao, với 60.000 máy chủ, 2.400 rack, 21.000m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30MW.