Món ngon từ bắp chuối rừng

Đã từ lâu, xã Vĩnh Yên và Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) được coi là nơi có nhiều món ăn lạ và độc đáo. Đặc biệt, những món ăn này do chính những người dân bản địa chế biến và đãi khách. Trong cuộc hành trình du lịch Bảo Yên, xin mời du khách đến với miền đất này để thưởng thức những món ăn ngon được chế biến từ bắp chuối rừng.
Chuối rừng mọc ở nhiều nơi trong rừng, những nơi có nguồn nước khe, suối. Người dân thường lấy cây chuối về làm thức ăn cho gia súc, hạt chuối rừng làm thuốc và đặc biệt, hoa chuối rừng (người dân tộc Tày gọi là bắp bi) là nguyên liệu chính để chế biến món ăn ngon và lạ. Đó là món bắp bi lam với cá suối.

Bắp chuối rừng tuy nhỏ nhưng cầm rất chắc tay và nặng.

Món ăn bắp bi lam cá suối chế biến rất đơn giản nhưng đòi hỏi phải đúng kỹ thuật và gia vị. Bắp chuối được bóc bỏ bớt phần già sau đó thái và băm nhỏ rồi cho vào nước gạo ngâm cùng muối và mẻ chừng 20 phút cho bắp trắng và bớt vị chát.

Cá để lam bắp chuối được bắt từ suối, những loại cá tôm nhỏ hỗn hợp nhiều loại, được chọn lọc và rửa sạch, để ráo nước. Món bắp bi lam cần có những loại rau thơm trong vườn nhà như rau mùi tây, rau húng, rau tía tô, lá móc mật… để làm cho món ăn dậy mùi. Nếu có điều kiện, thêm vào món lam chút ít xương lợn sụn đã băm nhỏ.

Bắp chuối được vớt để ráo nước, trộn với các nguyên liệu cá, rau thơm, muối, xương sụn… Sau đó cho bắp vào ống, dùng đũa lèn chặt, khi đầy thì dùng lá chuối nút miệng ống.

Ống lam được đưa vào bếp than hồng và lam khoảng 25 - 30 phút.

Ống lam được đưa vào bếp than hồng và lam khoảng 25 - 30 phút. Trong quá trình lam cần chú ý xoay và đảo ống đảm bảo cho thức ăn chín đều. Ống lam chín, dùng dao tách ống và lấy món ăn, rồi xắt thành từng miếng tròn, xếp lên đĩa. Món ăn có vị bùi và hơi chát của bắp chuối non, vị ngọt của cá tôm, vị thơm của các loại rau gia vị cùng với cái sần sật của xương sụn.

Món bắp bi chuối rừng lam cá là món ăn dân dã nhưng rất đậm đà, mang bản sắc của người Tày. Khi thưởng thức, thực khách có cảm giác như đang tận hưởng tất cả hương vị của núi rừng, sông suối và sự cần cù, thơm thảo, hiếu khách của đồng bào Tày nơi đây./.

(Theo laocai.gov.vn)

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.