Rượu Bắc Hà

Bắc Hà - xứ sở đẹp như huyền thoại, có những điệu xoè bốc lửa, bát rượu ngô nồng thắm. Tới đây du khách sẽ lạc vào rừng mận tam hoa ngút ngàn, được thưởng thức những trái mận ngọt, to, cùi dày; hoà mình vào chợ việt nam hoá rực rỡ màu thổ cẩm và còn biết bao nhứng điều bí ẩn chưa khám phá. Song với vùng đất đầy nắng và gió này, du khách không thể không nhắc tới câu ca cửa miệng đầy ấn tượng: Khi vào như dốc Trung Đô/ Khi ra thì nhớ rượu ngô Bắc Hà.

Quả vậy, đường dốc Trung Đô dài mười bốn cây số cheo leo, quanh co, gấp khúc liên tục và gần như quanh năm tắm sương mù. Còn rượu Bắc Hà thì bày ở khắp chợ. Rượu ở đây nầu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng trên núi đá. Sau 4 tháng 15 ngày sẽ cho bắp có hạt nhỏ, chắc, màu vàng. Tuy năng suất không cao, nhưng bù lại, hạt mềm, bùi, giàu dinh dương, Khi bung ủ kỹ với me được chế từ hát cây hồng my, một loại biệt dược không phổ biến của người H'mông, rồi chưng cất lên, sẽ thành rượu lừng danh riêng có, không thể lẫn với một loại rượu nào, chỉ cần mở nút chai, nút can là biết ngay rượu Bắc Hà, nếu rây vào quần áo, hương rượu còn thơm mãi.
 
Đến chợ Bắc Hà, du khách sẽ lạc vào "chợ rượu", thứ rượu trong vắt sủi tăm thay cho lời quảng cao, dù mua hay không người bán vẫn rút nút chai rót rượu ra và đặt vào tay bạn. Dẫu sành hay không, bạn vẫn phải đưa lên miệng. Khi giọt rượu đầu tiên chạm môi, thì cảm giác nóng bừng lan toả khắp cơ thê khiến ta nhận thấy những giọt rượu chắt từ đã này cũng nồng nhiệt chẳng kém gì người làm ra nó. Rượu Bắc Hà có hương vị riêng biệt, nồng độ trên 40, uống bốc, say lâu mà vẫn có cảm giác sảng khoái.
 
Rượu Bắc Hà nhiều nơi trong vùng chưng cất được, song ngon nhất vẫn là rượu Bản Phố, một làn nép dưới chân núi Cô Tiên, cách thị trấn Bắc Hà chừng 4 cây số, canh tác chủ yếu là ngô. Từ cây ngô nghề nấu rượu và chăn nuôi cũng phát triển. Ở đây nhà nào cũng cất rượu. Họ có sắn ngô, làm được men, có vùng khí hậu thích hợp và đặc biệt là nguồn nước có một không hai.
 
Cùng với hoa thơm, quả ngọt, rượu Bắc Hà đã theo chându khách đi khắp mọi miền của đất nước. Ai đã say một lần hẳn nhớ mãi không quên.
(Theo LCĐT)

Tin Liên Quan

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.