Vốn đầu tư toàn cầu sụt giảm mạnh

Dòng vốn đầu tư trên toàn cầu đã giảm hơn 60% so với mức đỉnh của năm 2007, thời điểm trước khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới.
 
Ảnh minh họa.
Hãng tư vấn McKinsey cho biết năm qua, các khoản cho vay và đầu tư giữa các quốc gia chỉ đạt 4.400 tỷ USD, giảm đáng kể so với mức 11.800 tỷ USD của năm 2007. Hãng này cho biết phần lớn sự sụt giảm trên bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Báo cáo về xu hướng đầu tư toàn cầu của Cơ quan Liên Hợp Quốc về đầu tư và thương mại (UNCTAD) cho biết vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã giảm 18% trong năm 2012. Năm 2012 kết thúc với việc thế giới ghi nhận con số 1,3 nghìn tỷ USD vốn FDI được luân chuyển toàn cầu, so với con số 1,6 nghìn tỷ USD của năm 2011.

Trong năm 2012, vốn FDI của Mỹ, nước đóng góp nhiều nhất cho FDI toàn cầu, giảm khoảng 35,3%, còn ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) giảm 34,8%.

Theo UNCTAD, sự suy giảm khá mạnh của số vốn FDI trên toàn cầu trái ngược hoàn toàn với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác, trong đó có cả chỉ số GDP, chỉ số thương mại và chỉ số việc làm.

Điều đáng chú ý là dòng vốn FDI tới các nước phát triển trong năm 2012 đã sụt giảm đến mức thảm hại (còn có 550 tỷ USD) và đứng ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Vốn FDI tụt giảm nhiều nhất được nhận thấy là ở Mỹ và châu Âu.

Dòng vốn FDI tới các nước đang phát triển vẫn ở mức tốt trong năm 2012 và chỉ giảm cỡ 3%, đứng ở mức 680 tỷ USD. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển có mức hấp thụ vốn FDI cao hơn các nền kinh tế phát triển tới 130 tỷ USD.'

Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với ngành ngân hàng. Trong khi các nước Tây Âu chiếm đến 56% tăng trưởng dòng vốn giai đoạn 1980 - 2007, thì kể từ đó đến nay, lượng vốn lưu thông trên toàn cầu từ khu vực này đã giảm tới 72%. Ngược lại, vốn đầu tư ở các nền kinh tế đang phát triển đã trở lại gần mức đỉnh trước khủng hoảng, với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn ở các nước phát triển.

Theo McKinsey hệ thống tài chính sẽ bị phân chia nhiều hơn, việc tiếp cận tín dụng sẽ hạn chế hơn và chi phí vay cao hơn tại một số nước. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng trở lại, song điều này chưa được thể hiện ở lĩnh vực tài chính.

UNCTAD cũng cảnh báo rằng các yếu kém cấu trúc đang tồn tại ở phần lớn các nền kinh tế phát triển và trong hệ thống tài chính toàn cầu cũng như sự bất định trong chính sách là các yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới niềm tin của giới đầu tư. Dòng vốn FDI trên toàn cầu sẽ luân chuyển chậm lại chừng nào các vấn đề trên không được giải quyết.

Theo dự đoán của các chuyên gia, FDI toàn cầu sẽ tăng nhẹ trong năm nay, đạt khoảng 1.400 tỷ USD và 1.600 tỷ USD vào năm 2014 nếu các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện đáng kể, trước hết ở các nước đang phát triển./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...