Kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Eurozone vẫn trì trệ

Trong báo cáo công bố mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi nhờ sự dẫn dắt của kinh tế Mỹ và Nhật Bản, song cuộc khủng hoảng tiếp diễn ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang khiến các nước thành viên có phần tụt lại sau.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Theo báo cáo trên, dự kiến tăng trưởng kinh tế của nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canađa và Nhật Bản sẽ đạt 2,4% trong quý I năm nay và 1,8% trong quý II. Mức tăng trưởng dự báo cho các nền kinh tế Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Anh trong 2 quý đầu năm lần lượt là 3,5% và 2%; 1,1% và 1,9%; 3,2% và 2,2%; 0,5% và 1,4%. Trong khi đó, dự báo được đưa ra cho Eurozone trong giai đoạn này chỉ đạt 0,4% và 1%. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa 3 nền kinh tế hàng đầu, Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone được dự báo sẽ tăng trưởng 2,3% và 2,6%; nền kinh tế lớn thứ hai là Pháp sẽ suy giảm 0,6% trước khi tăng 0,5%; còn nền kinh tế lớn thứ ba là Italia giảm 1,6% vào quý I và sau đó sẽ tăng 1% vào quý II.

Các nền kinh tế mới nổi vẫn duy trì mức tăng trưởng cao hơn so với mức trung bình của các nền kinh tế phát triển. Do sự đóng góp đáng kể vào kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi sẽ lại trở thành động lực cho tăng trưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu. OECD dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục ở mức trên 8% trong nửa đầu năm 2013.

OECD chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế yếu cùng với niềm tin bị giảm sút có thể gây khó khăn hơn cho mục tiêu hạ tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu, khi tình hình thị trường việc làm ở khu vực này tiếp tục xấu thêm và ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng. Nhiệm vụ cải cách thị trường việc làm lúc này càng cấp bách hơn để có thể tạo thêm việc làm. Bên cạnh đó, những hành động chính sách mạnh mẽ vẫn là cần thiết để đảm bảo sự phục hồi vững chắc hơn, đặc biệt là ở Eurozone.

Tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang đã cam kết duy trì lãi suất ở mức thấp cho đến khi thị trường việc làm có sự cải thiện rõ rệt, song sự cần thiết của các biện pháp tiền tệ mạnh mẽ hơn đã giảm bớt. Trong khi chính sách kích thích ở Nhật Bản vẫn cần được tiếp tục để đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và tiến tới mục tiêu lạm phát 2%. Ở Eurozone, khu vực này cũng cần nới lỏng chính sách tiền tệ hơn, khi nhu cầu vẫn yếu và lạm phát vẫn ở dưới mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu Âu./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.