Đẩy mạnh cải cách hành chính để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài

Thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện, thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Nhờ đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực.


Cải cách hành chính đang chứng minh những  kết quả khả quan.

Nhiều chuyển biến tích cực

Thực tiễn cho thấy, cải cách TTHC đã tác động tích cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế. Đơn cử, trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, thủ tục quản lý hoạt động dự án đầu tư đã chuyển từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm và bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính xin – cho. Kết quả cải cách đã góp phần tích cực cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sau nhiều cải cách, các doanh nghiệp được xuất – nhập khẩu trực tiếp theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh nội địa; rút ngắn thời gian thông quan hàng hoá, giảm thời gian đi lại, chờ đợi và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp được tự kê khai, áp giá, áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan chỉ kiểm tra lại và điều chỉnh khi cần thiết.

Trong lĩnh vực thuế, một số nội dung đơn giản hóa nổi bật đã được thực thi, như: đổi mới cơ chế kê khai, nộp thuế theo hướng bãi bỏ cơ chế thông báo thuế từ ngày 1/1/2004 để áp dụng thí điểm cho cơ sở kinh doanh tự tính, tự khai và tự nộp thuế. Thời gian hoàn thuế giá trị gia tăng đối với dự án ODA giảm xuống không quá 3 ngày. Thời hạn doanh nghiệp nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được giãn từ 60 ngày lên 90 ngày sau khi hết năm.

Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 cùng với việc ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, ngành Thuế đã áp dụng hình thức khấu trừ, phân loại đối tượng kê khai và nộp thuế, giảm bớt tần suất thực hiện. Cụ thể như đối với nhóm thủ tục khai thuế tài nguyên của đơn vị thu mua khai, nộp thuế thay cho đơn vị khai thác tài nguyên đã được quy định kê khai, nộp thuế theo từng lần phát sinh, không phải khai quyết toán quy định cho phép các doanh nghiệp được tự in hóa đơn và chỉ thực hiện thông báo với Bộ Tài chính khi phát hành, sử dụng mẫu hóa đơn tự in…

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kết quả cải cách TTHC trong các lĩnh vực nêu trên đã tác động tích cực đến môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, nhận thức của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, công chức nhà nước về TTHC và cải cách TTHC đã được nâng cao. Các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đã tham gia một cách tích cực trong quá trình rà soát các TTHC hiện hành và phản biện các quy định mới về TTHC với tư cách là đối tượng chịu tác động. Cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện công tác cải cách TTHC, nhất là về kết quả đơn giản hóa TTHC và thực hiện công khai minh bạch TTHC thuộc tất cả các lĩnh vực ở các cấp chính quyền trên cả nước.

Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

Bên cạnh kết quả đạt được như đã phân tích ở trên, công tác cải cách TTHC vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, quy định TTHC còn thiếu tính đồng bộ, nhiều quy định về TTHC chưa đạt yêu cầu về tính rõ ràng, minh bạch, nhất là các quy định về yêu cầu, điều kiện của TTHC. Nhiều văn bản có quy định TTHC nhưng không xác định rõ các bộ phận tạo thành thủ tục, dẫn đến khó công bố, công khai và áp dụng trên thực tế. Một số quy định về TTHC vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế quản lý cũ, rườm rà, phức tạp, không phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Cùng với đó, việc rà soát, đánh giá TTHC còn nặng tính hình thức, chưa khoa học, thiếu khách quan... Do đó, công tác phát hiện, đề xuất loại bỏ hoặc sửa đổi TTHC chưa thật sự hiệu quả.

Đáng chú ý, nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc, vẫn còn tình trạng gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Chưa bố trí cán bộ có phẩm chất, đủ trình độ làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc. Không ít công chức có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Vì vậy, tâm lý ngại tiếp xúc với cơ quan hành chính nhà nước của người dân vẫn chưa cải thiện được nhiều.

Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư làm ăn tại Việt Nam, theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, công tác cải cách TTHC trong thời gian tới cần tập trung hoàn thành việc thực thi các phương án đơn giản hóa TTHC đã được thông qua tại 25 Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa TTHC. Bên cạnh đó, các Bộ, địa phương được giao nhiệm vụ rà soát TTHC trọng tâm năm 2012 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ nhiệm vụ rà soát, đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu 30% chi phí tuân thủ TTHC.

Đồng thời, nghiêm túc thực hiện việc cập nhật các quy định mới về TTHC vào cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện niêm yết công khai TTHC, nội dung và địa chỉ tiếp nhận phản ánh khiếu nại tại cơ quan hành chính các cấp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Đối với TTHC trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp tục hoàn thiện các quy định TTHC tại Luật Đầu tư trên cơ sở rà soát, đánh giá đầy đủ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, nhất là những vướng mắc, bất cập của các quy định về điều kiện đầu tư, thủ tục đầu tư được quy định tại luật và các văn bản pháp luật có liên quan, như: Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bất động sản… Bảo đảm khuyến khích đầu tư mạnh vào các ngành nông, lâm, thủy sản, công nghiệp nhẹ, đồ điện, điện tử gia dụng, công nghệ phần mềm và các ngành công nghiệp phụ trợ…

Ngoài ra, cần nghiên cứu, hoàn thiện quy định TTHC đáp ứng yêu cầu khuyến khích đầu tư tạo hàng xuất khẩu trong các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế, trong đó chú trọng rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan theo hướng tạo thuận lợi hóa thương mại, như: thủ tục hải quan đối với hàng nhập sản xuất để xuất khẩu, các TTHC liên quan đến bảo lãnh thuế, hoàn thuế, thủ tục về hàng hải…
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.

Phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1005/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu: Quân và dân Khu Tây Bắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tây Bắc là địa bàn chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng an ninh. Nhân dân Tây Bắc có truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường. Khu Tây Bắc được thành lập ngày 17/7/1952, gồm bốn tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, với diện tích 44.300 km2, dân số 440 nghìn người.

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ôn lại lịch sử, tưởng nhớ, tri ân sự hy sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân cả nước; biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; đồng...