Thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc

Vùng dân tộc và miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên của Việt Nam, là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,27% dân số cả nước. Một hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nơi đây.
Đảng và Nhà nước chủ trương đầu tư phát triển đối với vùng dân tộc và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi.

Nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách cho vùng dân tộc và miền núi, hình thành hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho của đồng bào.

Trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách nhà nước có nhiều khó khăn, song giai đoạn 2006-2012 ngân sách nhà nước đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi với tổng kinh phí trên 54.770 tỷ đồng.

Cũng trong giai đoạn nay, 2006-2012, các chính sách đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi được thể chế hóa qua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật gồm 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng; 27 văn bản phê duyệt các đề án;…

Ngoài ra, trên cơ sở tình hình thực tế, các địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách thực hiện thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.

Trong đó nổi bật nhất là Chương trình 135 giai đoạn I. Trong giai đoạn 2006 – 2012, Chương trình này đã giải quyết được những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất, tạo đà cho khu vực dân tộc và miền núi, nhất là đầu tư hạ tầng cho các thôn bản đặc biệt khó khăn.


Đã có một hệ thống chính sách ngày càng toàn diện và đồng bộ
với nguồn lực đầu tư ngày một nhiều hơn cho vùng dân tộc và miền núi

Tiếp đó, Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo; chính sách hỗ trợ hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất; chính sách hỗ trợ định canh định cư…

Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và với sự nỗ lực vươn lên của đồng bào triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách cho vùng miền núi và dân tộc, đã làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi: Sản xuất đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, cơ sở hạ tầng được nâng lên….

Công tác giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đạt nhiều kết quả tích cực, 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường trung học phổ thông.

Mạng lưới y tế phát triển nhanh, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã được quan tâm đầu tư, 99,39% xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2011, có 94,2% số thôn đã có cán bộ y tế.

Văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy. Hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc được quan tâm, hiện phủ sóng phát thanh trên 90% và phủ sóng truyền hình gần 80%, 98,7% số xã có bưu điện văn hóa.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật có chuyển biến tích cực, hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng phát triển, nhất là hệ thống chính trị cơ sở.

Nhờ đó, tình hình chính trị - xã hội ổn định, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đồng bào các dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tập trung giải quyết những bức xúc

Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó nổi lên là tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (năm 2012, Tây Bắc - 28,55%, Đông Bắc - 17,39%, Tây Nguyên -15,58%, Bắc Trung bộ - 15,01%, so với tỷ lệ hộ nghèo cả nước 9,64%).


Vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư, song vẫn còn yếu và thiếu, thường xuyên bị thiên tai, bão lũ tàn phá. Các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin truyền thông... chưa đáp ứng được yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.

Những yếu kém, tồn tại nêu trên ngoài nguyên nhân khách quan về xuất phát điểm thấp, còn không ít nguyên nhân chủ quan như: nhận thức về công tác dân tộc, vị trí, vai trò trọng yếu của vùng dân tộc và miền núi của một số cán bộ các cấp chưa sâu sắc; năng lực tham mưu đề xuất chính sách dân tộc của các Bộ, ngành, địa phương còn hạn chế; việc tổ chức thực thi chính sách ở nhiều nơi còn kém hiệu quả...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử cho biết một số định hướng lớn trong thực hiện chính sác dân tộc thời gian tới theo các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương, tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc và miền núi, nhất là các công trình trọng điểm để phục vụ cho đời sống và sản xuất.

Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết tình trạng di dân tự do.

Đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các chính sách đã được ban hành, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, đa mục tiêu, dài hạn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, dù còn nhiều khó khăn nhưng những năm vừa qua, Nhà nước đã đầu tư mạnh cho khu vực miền núi và dân tộc bằng nguồn vốn ODA, các dự án giảm nghèo, nguồn trái phiếu Chính phủ, chương trình kiên cố hoá trường lớp học…

Tuy nhiên, nhiều dự án đầu tư cho khu vực dân tộc và miền núi vẫn còn chồng chéo, cần phải rà soát lại. Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư cho khu vực này chủ yếu là ngân sách Trung ương, chưa phát huy nội lực của địa phương.

Thứ trưởng Đào Quang Thu cho rằng, các địa phương cần tìm ra cơ chế để tạo nguồn lực cho khu vực, địa phương như buộc các nhà máy thuỷ điện đóng một phần nguồn thu cho đồng bào giữ rừng. Ước tính con số này khoảng 2.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí chỉ ra một số hạn chế, yếu kém như số lượng dự án, chương trình an sinh xã hội ban hành quá nhiều; nhiều chương trình, dự án có nội dung chồng chéo dẫn đến khó kiểm soát cũng như đánh giá hiệu quả; nhu cầu kinh phí để thực hiện chính sách lớn nhưng nguồn lực hạn chế, dẫn đến phân tán nguồn lực để thực hiện và khó khăn trong cân đối ngân sách.


Trong điều kiện suy thoái kinh tế, ngân sách nhà nước có nhiều khó khăn, song giai đoạn 2006-2012,
đã bố trí cho các chương trình, chính sách vùng dân tộc và miền núi trên 54.770 tỷ đồng

Để giải bài toán cân đối nguồn lực thực hiện chính sách cho khu vực miền núi và dân tộc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho rằng, cần cơ cấu lại ngân sách để tăng chi cho an sinh xã hội, tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu, tăng tín dụng giải quyết việc làm, cho vay đi học, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất.

Rà soát những chính sách chồng chéo, chính sách chưa bố trí đủ kinh phí thực hiện. Sửa đổi, bổ sung và ban hành mới chính sách an sinh xã hội phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế và khả năng ngân sách.

Thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc

Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc và miền núi, ngày 11/4, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, nhiều ý kiến thảo luận đã nêu bật khó khăn của vùng dân tộc và miền núi hiện nay như: tỷ lệ hộ nghèo còn cao, khoảng cách phát triển với vùng đồng bằng còn lớn; hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, vùng dân tộc và miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đất nước cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng... Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh và bền vững.

Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, các Bộ, ngành địa phương phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển đối với vùng dân tộc và miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm từng bước thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh đó là nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh, đề xuất và nâng cao hiệu quả thực hiện các cơ chế, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi, phù hợp với điều kiện thực tế như chính sách hỗ trợ nhà ở, vốn phát triển sản xuất; huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa; quan tâm chăm lo phát triển y tế, giáo dục, đào tạo nghề...

Công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phải được thực hiện đồng bộ, giảm nhanh và bền vững, hết sức tránh trình trạng tái nghèo; tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống, gắn bó với rừng, bảo vệ rừng, làm giàu từ rừng...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các Bộ, ngành, địa phương quan tâm giải quyết tình trạng đồng bào di cư tự do; cảnh giác cao độ trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm kích động, gây mất đoàn kết, chia rẽ dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng xem xét và cho ý kiến cụ thể đối với các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban Dân tộc liên quan đến chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chính sách hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư; Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội các dân tộc rất ít người…
 
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Tỉnh Đắk Nông Kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập và Công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh

Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004-1/1/2024) có ý nghĩa chính trị sâu sắc, là sự kiện quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Đắk Nông. Đây là chương trình trọng tâm chào mừng 20 năm Ngày tái lập tỉnh Đắk Nông.

Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang

Ngày 24/3/2024, UBND tỉnh Tiền Giang sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”

Khi đề cập đến những nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, trong phần thứ ba của bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Ðảng và...

Kinh tế chuyển biến tích cực hơn

Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023, tạo động lực mới, khí thế mới và đà phát triển thời gian tới. Tuy nhiên để thúc đẩy tăng trưởng, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, sản xuất...

Kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch

Nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta kiên quyết đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có hành vi lan truyền, tiếp tay, cổ súy những quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Đồng thời, những biểu hiện thờ ơ, vô cảm, né tránh không dám đấu tranh với các quan...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy

Sau vụ cháy tòa nhà cao tầng trên phố Ô Chợ Dừa, Hà Nội vào sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện số 21/CĐ-TTg về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy gửi Bộ trưởng Bộ Công an và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.